Người suy thận mạn và lưu ý khi ăn uống
Người suy thận mạn không nên ăn giò, chả chứa nhiều muối và đạm.
Kiểm soát lượng nước vào cơ thể
Luôn có nguy cơ thừa nước đối với người suy thận sau những ngày Tết “vui vẻ” do ăn thức ăn chứa nhiều nước như súp, canh, cháo, các loại quả như dưa hấu, lê, táo... cũng như uống quá nhiều bia hoặc các loại nước ngọt. Ở người bình thường, lượng nước vào cơ thể từ các nguồn thức ăn, nước uống khoảng 3.000ml và mất đi một lượng tương đương chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 2.000ml) và một phần nhỏ qua mồ hôi, phân, hơi thở. Khi thận bị suy, chức năng thanh thải nước tự do hay khả năng tạo nước tiểu không còn. Bệnh nhân cứ 3 - 4 ngày phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng hàng ngày để loại bỏ lượng nước thừa đưa vào cơ thể qua con đường ăn uống. Lượng nước dư thừa là nguyên nhân góp phần làm tăng huyết áp, chứng khó thở do phù phổi cấp và phù dưới da (tay, chân, mặt...) cũng như tràn dịch các khoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim... ở người suy thận mạn. Như vậy, trong những ngày Tết, bệnh nhân suy thận mạn cần đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát lượng nước vào cơ thể bằng các biện pháp như uống nước vừa đủ, tránh uống nhiều bia rượu hoặc nước hoa quả, nước ngọt, ăn nhạt để hạn chế uống nước, cân hàng ngày để đánh giá đúng lượng nước thừa.
Hạn chế thức ăn nhiều đạm
Trong mâm cỗ ngày Tết luôn có những món ăn chứa hàm lượng đạm rất cao như giò, mọc, thịt gà, thịt bò, cá, trứng... Những món ăn này là “thủ phạm” hàng đầu của việc tăng các chất như ure và creatinin sau khi được chuyển hóa và hấp thu. Ure và creatinin tăng nhanh trong máu sẽ gây độc cho cơ thể. Tăng ure máu quá cao và nhanh sẽ có nguy cơ bị hội chứng ure huyết cao với các triệu chứng như đau đầu, nôn, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy... Lượng creatinin cao trong máu cũng cần loại bỏ nhanh bằng lọc máu nhân tạo (thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng), vì vậy cần tránh tăng chất này bằng việc hạn chế ăn những món nói trên cho dù có ngon đến mấy.
Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối
Thực phẩm trong những ngày lễ Tết luôn tiềm ẩn một nguy cơ: chứa nhiều muối mà người ăn rất khó nhận ra do độ mặn đã bị giảm bởi các loại gia vị khác. Thận suy đã mất khả năng thải trừ muối qua nước tiểu nên khi bệnh nhân ăn nhiều muối sẽ tích nước gây phù, làm huyết áp tăng, phù phổi cấp, thậm chí có thể có triệu chứng của hội chứng tăng natri máu như đau đầu, nôn, dấu hiệu mất nước và nặng hơn có thể hôn mê và tử vong. Mặt khác, khi ăn mặn, bệnh nhân sẽ phải uống nhiều nước và điều này làm dư thừa lượng nước trong cơ thể quá nhanh và phải chạy thận nhân tạo nhiều lần hơn. Vì vậy, trong dịp lễ Tết, bệnh nhân suy thận mạn vẫn phải chú ý ăn nhạt với lượng muối dưới 1,5g/ngày. Tránh các thức ăn có chứa hàm lượng muối cao như đã mô tả ở trên.
Tránh các thức ăn chứa nhiều kali
Tăng kali máu luôn là một biến chứng nguy hiểm hàng đầu ở những bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ. Bình thường, lượng kali trong máu dao động trong khoảng từ 3,5 - 4,5mmol/l và được thận điều chỉnh đào thải ra ngoài rất nhanh qua nước tiểu nếu lượng kali từ thức ăn đưa vào quá nhiều. Ở người suy thận giai đoạn cuối, chức năng đào thải kali của thận gần như bằng không nên nguy cơ tăng kali máu luôn luôn hiện hữu và khi kali máu tăng cao, bệnh nhân có thể tử vong do loạn nhịp tim. Các thức ăn nhiều kali bao gồm các loại quả như chuối, đu đủ và một số loại thực phẩm đóng hộp. Một số loại sữa cũng có ghi rõ lượng kali trên nhãn mác và người bị suy thận có thể tham khảo trước khi dùng.
Hạn chế các thức ăn có nhiều phospho
Thức ăn chứa nhiều phospho là các loại sản phẩm sữa, đậu, ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc chưa xay giã kỹ như gạo lứt), coca cola, bia. Thức ăn chứa nhiều phospho làm tăng lượng phospho trong máu ở người suy thận giai đoạn cuối do thận đã mất khả năng đào thải phospho. Khi lượng phospho tăng cao sẽ làm bệnh nhân mệt mỏi, chướng bụng đầy hơi và về lâu dài có thể là nguyên nhân gây mất canxi và gây loãng xương.
Không nên uống bia rượu
Có thể nói bia rượu là những đồ uống “không thể thiếu” trong dịp Tết nhưng đối với người suy thận mạn, bia rượu lại tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ như làm thừa nước, tăng thể tích tuần hoàn gây cơn tăng huyết áp (một bệnh luôn có ở người suy thận mạn), làm tăng nguy cơ đột quỵ não, đột quị tim... Vì vậy, tốt nhất người bị suy thận mạn không nên uống bia rượu.
Theo suckhoe&doisong
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội