Chủ động phòng, chống dịch sởi
Tiêm chủng - cách phòng, chống bệnh sởi hiệu quả nhất
Giám sát dịch bệnh chặt chẽ tại cộng đồng
Bác sĩ Nguyễn Văn Thơm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết: Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút gây ra. Biểu hiện của bệnh bao gồm: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng ở niêm mạc miệng. Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh sởi lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện, có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc dịch tiết người bệnh. Bệnh sởi thường xuất hiện theo chu kỳ, cách đây 3 năm dịch đã xuất hiện ở Thái Bình với hàng trăm trường hợp mắc sởi.
Từ đầu năm đến nay, qua giám sát tại cộng đồng, Thái Bình ghi nhận 28 trường hợp sốt, phát ban nghi sởi. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện 3 trường hợp dương tính với vi-rút sởi và cả 3 trường hợp này đều từ các vùng dịch di chuyển về. Ðể ngăn chặn, chủ động phòng chống dịch, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thành phố phối hợp tích cực với các địa phương đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về tình hình, diễn biến, mối nguy hiểm của dịch bệnh, hướng dẫn người dân cách nhận biết dấu hiệu của bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch.
Tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh chặt chẽ tại các cơ sở y tế, đến cơ sở thôn và tận hộ gia đình, theo dõi các trường hợp đi về từ vùng dịch mà có các triệu chứng sốt phát ban để kịp thời ghi nhận các diễn biến của bệnh dịch sởi nhằm phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch. Các cơ sở y tế đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác thu dung, điều trị bệnh nhân; khi phát hiện trường hợp nghi mắc sởi đều bố trí khu khám, điều trị cách ly riêng, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm để xác định bệnh. Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống nên đến nay dịch sởi ở Thái Bình được khống chế. Bệnh nhân mắc sởi được điều trị tích cực và đã ổn định, chưa phát hiện thêm trường hợp nào là người sinh sống trên địa bàn mắc bệnh.
Tiêm chủng - cách phòng, chống dịch sởi hiệu quả nhất
Những năm gần đây, Thái Bình là tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước thực hiện tốt Chương trình Tiêm chủng mở rộng nên không để xảy ra dịch bệnh lớn, dịch nguy hiểm trên địa bàn. Sở dĩ lần này, dịch sởi chưa bùng phát ngoài chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thì còn có nguyên nhân rất quan trọng nữa là do tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ trong toàn tỉnh hàng năm luôn đạt 99%. Tất cả các trạm y tế đều thực hiện đúng quy trình khi tiêm chủng, cùng với đó ý thức tiêm phòng cho trẻ nhỏ của các gia đình cũng được nâng lên. Ông Bùi Ðình Chung, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Minh Quang (Vũ Thư) cho biết: “Chủ động phòng, chống dịch bệnh, địa phương tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, cán bộ y tế thôn vận động gia đình có trẻ nhỏ đưa trẻ đến Trạm Y tế tiêm chủng đầy đủ mũi, đúng lịch.
Ðể bảo đảm an toàn khi tiêm, mỗi buổi Trạm chỉ tiêm 50 cháu, bố trí 1 bàn khám, 1 bàn tiêm và 1 phòng lưu trẻ sau tiêm 30 phút để theo dõi rồi mới được về nhà. Nhờ vậy, tỷ lệ tiêm chủng các loại bệnh cho trẻ luôn đạt tỷ lệ cao, không xảy ra biến chứng, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên địa bàn”. Còn chị Ðinh Thị Hiền (Phường Quang Trung, Thành phố Thái Bình) chia sẻ: “Tôi có con nhỏ, ngày 25/2 vừa rồi là lần đầu tiên đưa cháu đi tiêm phòng. Hiện nay, các dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường vì vậy tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ nên gia đình sẽ cho cháu tiêm đầy đủ mũi, đúng lịch”.
Sởi là bệnh do vi-rút gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, khoảng 80% bệnh nhân mắc sởi trong cả nước lần này là chưa được tiêm chủng. Ðây là hệ quả của việc nhiều người không cho con đi tiêm vắc-xin vì lo lắng sau một số sự cố xảy ra trong tiêm chủng thời gian qua. Bác sĩ Nguyễn Văn Thơm cho biết thêm: Mục tiêu của tiêm chủng để bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vắc-xin. Mặc dù vắc-xin là an toàn, nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ. Phản ứng sau tiêm chủng có thể sẽ xuất hiện sau sử dụng vắc-xin.
Một số trường hợp gặp các phản ứng sau tiêm chủng khác nhau: từ phản ứng nhẹ, thông thường đến phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nặng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ. Tại Thái Bình, tỷ lệ tiêm phòng các bệnh nằm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng thời gian qua đạt cao, nhưng vẫn có số ít gia đình e dè và không cho trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm chủng hoặc có tiêm nhưng không đủ mũi. Nếu từ chối tiếp tục tiêm chủng cho trẻ sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ em dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm hơn và thậm chí là đe dọa tính mạng.
Vì vậy, để phòng chống bệnh sởi nói riêng, các bệnh dịch khác nói chung, cách tốt nhất là các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin đủ mũi, đúng lịch. Ðối với bệnh sởi, tiêm phòng đủ 2 mũi: mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trên thực tế, quy trình tiêm chủng tại tỉnh ta được triển khai chặt chẽ. Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã lập danh sách tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn toàn tỉnh và đều đạt yêu cầu để tổ chức tiêm chủng an toàn mới tổ chức tiêm chủng.
Cùng với chủ động thực hiện tiêm chủng, người dân cũng cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch, giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là vệ sinh cá nhân cho trẻ nhỏ. Khi trong gia đình có người xuất hiện dấu hiệu nghi mắc bệnh sởi thì phải thực hiện các biện pháp cách ly tránh lây lan cho người thân và cộng đồng, đồng thời đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được khám, lấy mẫu xét nghiệm, xác định bệnh, tiến hành điều trị kịp thời.
Nguyễn Hình
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh