Thứ 6, 16/05/2025, 16:56[GMT+7]

Bệnh tay chân miệng - Những điều cần biết!

Thứ 3, 24/06/2014 | 08:43:10
648 lượt xem
Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Ảnh minh họa.

Triệu chứng

 

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trong vòng 3 - 5 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Thời gian này được gọi là giai đoạn ủ bệnh.

 

Những triệu chứng sớm của bệnh tay chân miệng gồm:

- Sốt cao - thường khoảng 38 - 39oC

- Chán ăn

- Ho

- Ðau bụng

- Ðau họng

 

Ðôi khi, bệnh tay chân miệng có thể gây nôn, nhất là nếu do chủng enterovirus 71 gây ra.

 

Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài 12 - 48 giờ.

 

Loét miệng: Sau 1 hoặc 2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má.

 

Ðầu tiên, những nốt này có kích thước bằng chiếc cúc áo nhỏ. Sau đó chúng nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn có màu vàng - xám, bao quanh là một vòng tròn đỏ. Thường sẽ có từ 5 - 10 vết trong miệng.

 

Những vết này có thể rất đau khiến trẻ khó ăn, uống và nuốt, khiến trẻ rất khó chịu và quấy khóc.

 

Những vết loét miệng này sẽ hết trong vòng 5 - 7 ngày.

 

Nổi ban trên da: Rất nhanh sau khi các nốt loét trong miệng xuất hiện, sẽ thấy nổi những nốt nhỏ màu đỏ trên da của trẻ.

 

Những vị trí hay gặp những nốt này nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng.

 

Những nốt này có kích thước khoảng 2 - 5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

 

Những nốt này thường không đau và không ngứa, mặc dù chúng có thể trở thành những mụn nước nhỏ, đôi khi gây đau và tức. Ðiều quan trọng là không được làm vỡ những nốt này, vì có thể khiến bệnh lây lan.

 

Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 ngày.

 

Nguyên nhân

 

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một số tuýp enterovirus khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc nhóm enterovirus A. Những tuýp hay gặp nhất là coxsackievirus A16, A6, A10 và enterovirus 71.

 

Ðầu tiên vi rút lan đến mô trong miệng, gần amiđan và xuống hệ tiêu hóa.

 

Sau đó vi rút có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại vi rút để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu, như não.

 

Bệnh lây như thế nào?

 

Các vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách:

 

- Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp - gần giống đường lây của cảm cúm

- Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân).

 

Thông thường bệnh lây lan do tay bị dính vi rút từ những đồ vật nhiễm bẩn, sau đó đưa tay lên gần miệng hoặc mũi. Bệnh cũng có thể lây do hít phải vi rút qua những giọt lơ lửng trong không khí.

 

Vi rút sẽ không lây lan theo cách này một khi người bệnh đã hết triệu chứng.

 

Tuy nhiên, vi rút cũng có thể có mặt với số lượng lớn ở trong phân của người nhiễm và có thể tồn tại ở đó trong tới 4 tuần sau khi các triệu chứng đã hết. Bệnh tay chân miệng nếu tiếp xúc với dịch từ các nốt mụn nước hoặc nước bọt của người bệnh.

 

Phòng bệnh

 

- Hiện tại chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng. Trong vùng dịch biện pháp hữu hiệu nhất là phòng lây lan  người sang người lành, các biện pháp phòng ngừa là:

+ Người lành nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

+ Sau khi chăm sóc bệnh nhân cần rửa tay kỹ với xà phòng.

+ Không được chọc vỡ các bọng nước trên da bệnh nhân.

+ Giặt đồ dùng và lau phòng ở của bệnh nhân bằng dung dịch sát khuẩn có chứa chlor.

+ Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

+ Cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi bệnh.

Trung tâm TTGDSKT Thái Bình

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày