Có cần kiêng tắm khi trẻ bị thủy đậu?
Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi là biện pháp phòng, tránh hữu hiệu.
Bệnh có thể gây tử vong
Trao đổi với PV về bệnh thủy đậu, ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Thủy đậu là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó, xảy ra nhiều nhất ở người lớn và trẻ dưới 5 tuổi. Thống kê cho thấy, mỗi năm ở nước ta, số người mắc bệnh thủy đậu luôn ở mức cao, dao động 25.000 - 40.000 người.
Đây là bệnh do virus gây nên và rất dễ lây lan, thường là qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt thủy đậu. Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: Mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, quấy khóc và chán ăn ở trẻ nhỏ. Sau đó, trên da xuất hiện các nốt bọng nước ở một bộ phận nào đó rồi lan ra toàn cơ thể. Các nốt này thường gây ngứa cho người bị bệnh.
Theo BS Đỗ Thiện Hải, nếu bệnh không có biến chứng thì sau 7-10 ngày các nốt bọng nước sẽ tự vỡ ra, khô dần và không để lại sẹo nếu bôi thuốc cẩn thận. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
“Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu như nhiễm trùng, viêm da. Đây là biến chứng hay gặp do vi khuẩn trong không khí xâm nhập vào các nốt mụn nước bị vỡ, bong tróc, khiến da bị nhiễm khuẩn tại chỗ. Sau đó, các vi khuẩn ở bề mặt da ăn sâu vào bên trong cơ thể, gây nguy cơ gây nhiễm trùng máu và xuất huyết. Biến chứng đáng sợ tiếp theo là trẻ dễ bị viêm phổi và viêm não. Biểu hiện của bệnh nhân ở giai đoạn này là sốt cao, ho ra máu, khó thở, đôi khi buồn nôn và hay ngủ gà. Đây là những biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ bị thủy đậu và nguy cơ tử vong thường rất cao”, BS Hải nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ThS. BS Đỗ Thiện Hải, không chỉ trẻ nhỏ có nguy cơ gặp biến chứng từ thủy đậu, phụ nữ mang thai khi bị thủy đậu cũng cần đặc biệt lưu ý. Nếu để xảy ra biến chứng sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ. Bên cạnh đó, cần theo dõi đặc biệt với những trẻ sơ sinh bị lây thủy đậu từ mẹ vì khả năng trẻ dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng đến quá trình phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ sau này là rất cao.
Nên tắm cho trẻ trong phòng, tránh gió lùa
ThS. BS Đỗ Thiện Hải lưu ý, rất nhiều phụ huynh chủ quan, coi thủy đậu là bệnh nhẹ nên thường tự xử lý cho con tại nhà. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh nặng hơn do những phương pháp thiếu khoa học của bố mẹ. Ví dụ, nhiều người cho rằng, khi trẻ bị thủy đậu thì không được tắm cho trẻ. Đây là quan điểm sai lầm vì khi đó lượng da chết tích tụ nhiều sẽ càng gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
Do vậy, trong trường hợp trẻ bị thủy đậu, bố mẹ vẫn tắm cho con bình thường nhưng tắm bằng nước ấm đặt trong phòng kín gió. Phụ huynh có thể thêm chút muối hoặc vắt nước chanh vào nước tắm để tăng tính sát khuẩn cho da bé. Trong khi tắm, bố mẹ không nên cởi bỏ toàn bộ quần áo của con ra mà phải cởi từng bộ phận theo kiểu “tắm đến đâu, cởi đến đó” để đảm bảo trẻ không bị nhiễm lạnh, tránh nguy cơ gây viêm phổi.
Đặc biệt, theo ThS. BS Đỗ Thiện Hải, việc kiêng gió cho trẻ bị thủy đậu là việc làm hết sức quan trọng. Vì vậy, phụ huynh nên hạn chế cho con ra ngoài trời khi đang bị thủy đậu. Phải đội mũ, quàng khăn và đi tất tay, chân trong trường hợp cho con ra gió. Bên cạnh đó, bố mẹ nên trông chừng không cho trẻ gãi quá mạnh hoặc cạy các nốt nước để tránh bị nhiễm trùng da và nguy cơ nhiễm trùng vào máu.
ThS. BS Đỗ Thiện Hải tư vấn, để tránh nốt thủy đậu bị bội nhiễm có thể dùng một số thuốc sát khuẩn da thông thường như dung dịch xanhmetylen, milian hoặc dung dịch betadin để rửa rồi dùng bông vô khuẩn thấm khô. Tuy nhiên, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc và liều lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường (sốt cao, buồn nôn…) cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng nhanh càng tốt để được điều trị, đề phòng sốc do mất nước, nhiễm khuẩn và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo suckhoedoisong.vn
Tin cùng chuyên mục
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 22/1 22.01.2022 | 20:53 PM
Xem tin theo ngày
-
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ