Sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm
Kinh doanh mặt hàng tươi sống tại các chợ cần được sắp xếp đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng. Ảnh: Minh Đức
Phóng viên: Thưa ông, Luật An toàn thực phẩm (ATTP) đã ban hành được đánh giá là một bước ngoặt trong công tác quản lý ATTP. Chủ đề tháng hành động năm nay cũng đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến Luật. Với tư cách là đơn vị thường trực về ATVSTP, ông cho biết các ngành chức năng đón nhận sự kiện mới này thế nào? Tháng hành động năm nay có hoạt động gì đặc biệt?
Ông Lê Văn Diện: Đúng là như vậy, Luật An toàn thực phẩm được ban hành là một bước ngoặt trong công tác quản lý ATTP bởi Luật nâng cao được tính pháp lý, khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Luật cũng thể hiện sự khác biệt lớn trong công tác quản lý nhà nước về ATVSTP cụ thể Luật đã quy định từ 7 bộ tham gia quản lý nhà nước về ATVSTP (pháp lệnh 2003) chỉ còn 3 bộ tham gia quản lý nhà nước về ATVSTP: Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ATTP, các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về ATTP. Là những người trực tiếp đảm nhận công tác này, chúng tôi rất vui khi Luật ra đời, vì đây là một hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ của mình. Luật ATTP được ban hành trong giai đoạn hiện nay cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với công tác bảo đảm ATVSTP đồng thời khẳng định ATVSTP đã thực sự là một vấn đề cấp bách.
Nhằm nhanh chóng đưa Luật An toàn thực phẩm đi vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý về an toàn thực phẩm, tháng hành động năm nay tập trung vào ba nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản:
1. Huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý tham gia vào việc phổ biến tuyên truyền Luật An toàn thực phẩm, cung cấp các kiến thức khoa học trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn.
2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, xử lý nghiêm các đơn vị sản xuất kinh doanh không đảm bảo đầy đủ các điều kiện về ATVSTP trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ăn uống.
Không chỉ thực hiện trong tháng hàng động, chúng tôi cũng đưa các mục tiêu, nhiệm vụ trên thành nội dung thực hiện thường xuyên trong năm nay và các năm tiếp theo.
Phóng viên: Đây cũng là dịp kỷ niệm 2 năm thành lập Chi cục ATVSTP. Chúng ta đã làm được những gì trong hai năm qua?
Ông Lê Văn Diện: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 12/5/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/7/2009. Là đơn vị mới được thành lập và đi vào hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động chuyên môn còn thiếu thốn, tổ chức bộ máy, các khoa phòng đang trong giai đoạn kiện toàn. Song, với sự cố gắng, đoàn kết một lòng của tập thể lãnh đạo, cán bộ Chi cục và sự quan tâm, chỉ đạo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm- Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chi cục đã thực hiện tốt công tác tham mưu, triển khai các hoạt động chuyên môn như truyền thông, thanh kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở có hiệu quả.
Từ khi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành lập và đi vào hoạt động, công tác đảm bảo ATVSTP trong tỉnh đã được đẩy mạnh. Công tác quản lý về ATVSTP từ tỉnh tới huyện và xã, phường, thị trấn bước đầu đi vào ổn định, có sự phân cấp rõ ràng, phối kết hợp nhịp nhàng giữa các tuyến. Hoạt động truyền thông được tăng cường, phong phú, đa dạng về hình thức, có chiều sâu về chuyên môn. Công tác kiểm tra, phối hợp liên ngành, chuyên ngành được triển khai mạnh mẽ, thường xuyên ở cả tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn. Các vụ ngộ độc xảy ra được xử lý kịp thời, không có bệnh nhân nặng, tử vong. Công tác ATVSTP trong tỉnh đang đi vào nền nếp và có nhiều chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, hoạt động đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành trong đó ngành Y tế là đơn vị thường trực. Vì vậy cần sự tham gia, vào cuộc của các cấp, các ngành và cả cộng đồng.
Phóng viên: Định hướng hoạt động trong thời gian tới của đơn vị cũng như trong hoạt động quản lý chất lượng ATVSTP?
Ông Lê Văn Diện: Để công tác bảo đảm chất lượng ATVSTP ngày càng hoạt động có hiệu quả, góp phần cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi, công tác bảo đảm chất lượng ATVSTP cần tập trung vào các nhiệm vụ như:
1. Xây dựng chiến lược đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 theo Chiến lược đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương, Bộ Y tế.
2. Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, phân công chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo ATVSTP Trung ương khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 01/7/2011.
3. Xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm hàng năm, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Sở Y tế về công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm.
4. Triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSTP theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Tranh thủ các nguồn kinh phí từ Trung ương để xây dựng các mô hình điểm về đảm bảo an toàn thức ăn đường phố, lễ hội và giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm.
6. Hoàn thiện mô hình tổ chức, kiện toàn lãnh đạo các khoa phòng Chi cục, tranh thủ các nguồn lực của Trung ương, tỉnh để triển khai đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
7. Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học về ATVSTP.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
Trần Thu Hương (Thực hiện)
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn