Bữa sáng nên ăn thế nào?
Thứ 4, 24/08/2011 | 09:19:05
1,786 lượt xem
Bữa sáng là ăn cho mình. Nhưng không phải cứ ăn thật nhiều, thật bổ hay ăn lúc nào cũng được. Bởi vì có những lý do của nó:
1. Dậy sớm, ăn sáng ngay
Đây là thói quen của không ít người. Dậy từ 5-6 giờ sáng và ngồi ngay vào bàn ăn. Họ làm vậy vì nghĩ bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể sau một đêm dài, có lợi cho việc hấp thu dinh dưỡng. Nhưng trên thực tế, ăn sáng quá sớm không có lợi đối với sức khoẻ mà còn gây tổn thương dạ dày.
Trong quá trình ngủ đêm tương đối dài, đại bộ phận các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ ngơi, nhưng cơ quan tiêu hoá vì cần phải tiêu hoá và hấp thụ thức ăn bữa tối, nên thông thường đến sáng sớm mới được ở vào trạng thái nghỉ ngơi chính thức. Ăn sáng quá sớm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nghỉ ngơi của dạ dày. Liên tục trong một thời gian dài sẽ tổn hại đến công năng dạ dày.
Lời khuyên: Tốt nhất sau khi ngủ dậy, bạn uống một cốc nước lọc để bổ sung lượng nước bị tiêu hao trong thời gian ngủ. Vận động, làm việc nhà từ 20-30 phút rồi mới ăn sáng là thích hợp nhất.
2. Bữa sáng ăn quá nhiều dinh dưỡng
Vào buổi sáng sớm, nếu ăn quá nhiều dinh dưỡng sẽ vượt quá khả năng tiêu hoá của dạ dày, thức ăn không được hấp thu hết, lâu dần, giảm thấp công năng tiêu hoá, dẫn đến các bệnh về tiêu hoá, béo phì.
Lời khuyên: Bữa sáng nên ăn theo nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng, chọn thức ăn dễ tiêu hoá, nhiều chất xơ, thức ăn ít mỡ, ít đường như cháo, sữa bò, sữa đậu nành, mỳ... không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn có tính kích thích mạnh và không nên ăn quá no.
3. Sữa bò và trứng gà làm thức ăn chính
Sữa và trứng là thức ăn chủ yếu của không ít người trong bữa sáng. Nhưng ăn như vậy là không khoa học. Cơ thể vào buổi sáng cần bổ sung năng lượng trong đó chất bột đường có vai trò quan trọng. Sữa và trứng tuy giàu protein nhưng không thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, rất nhanh đói, ảnh hưởng nhất định đến dạ dày, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc và học tập, đặc biệt là đối với trẻ em.
Lời khuyên: Cùng với trứng và sữa nên kết hợp với thức ăn bổ sung năng lượng như cháo, bánh bao, mỳ... Các loại ngũ cốc góp phần cung cấp đủ lượng bột đường cho cơ thể, có lợi cho việc hấp thu sữa bò.
Theo Sức khỏe và an toàn thực phẩm
Tải thêm
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam