Thứ 3, 29/04/2025, 12:49[GMT+7]

Sắn dây - "thánh dược" chữa chứng hư tả

Thứ 5, 12/04/2012 | 14:43:36
8,439 lượt xem
Có một loại cây dây leo thường được người dân trồng vào mùa xuân, thu hoạch củ vào cuối mùa đông đó là cây sắn dây, y học cổ truyền gọi là “cát căn”. Loại cây này được người dân trồng với mục đích giản đơn là lấy củ mài thành bột, gọi là bột sắn dây. Thứ bột trắng tinh khiết có thể dùng để pha nước uống quanh năm hoặc để nấu chè, làm bánh và pha chế thành nhiều đồ ăn, thức uống khác nhau rất ngon và bổ. Tuy nhiên, ít ai có thể ngờ rằng, cả cây sắn dây, từ củ, rễ đến dây, lá và hoa đều là vị

Cát căn hay thường gọi là củ Sắn dây

Bác sỹ chuyên khoa II Phạm Công Phổ, nguyên trưởng khoa Đông y trường Đại học y Thái Bình kể: trong nhiều trường hợp đau dây thần kinh mặt, có trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Bé, 50 tuổi, làm công nhân may, tự dưng nửa mặt bên trái và chân răng đột nhiên đau dữ dội kèm theo co giật. Lúc đầu đau ít, sau tăng dần, mỗi cơn đau vài giây sau đó kéo dài, gặp cơn gió nhẹ cũng đau. Đau tăng khi nhai cơm, đau như dùi đâm kèm theo co giật dưới xương gò má trái, trước tai trái, người bứt rứt không yên. Bệnh nhân đã chữa trị nhiều nơi, uống nhiều thuốc “tây - ta” nhưng bệnh không thuyên giảm, bệnh ngày càng có chiều hướng gia tăng, sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng. Xét theo biện chứng luận trị trong y học cổ truyền, cho bài thuốc “Tứ vị thược dược thang gia vị” gồm các vị: Bạch thược, Sinh mẫu lệ, Đan sâm, Cam thảo, Cát căn, Sinh hoàng kỳ, sắc uống mỗi ngày một thang. Các triệu chứng sưng, đau cơ bản hết, người bệnh tương đối bình thường.

Theo Bác sỹ Phạm Công Phổ, bài thuốc “Tứ vị thược dược thang gia vị” có một vị thuốc đông y tương đối quan trọng là “cát căn”, hay dân gian gọi là sắn dây. Bệnh nhân bị bệnh theo y học cổ truyền là do phong tà vi, bạo phong đến và đi rất nhanh. Răng bệnh nhân lung lay, lợi sưng đỏ, bờ lợi có chất nhầy màu vàng trắng, miệng hôi là có nhiệt trong dương minh vị, dùng bài thuốc trên là biện pháp “nhu can tức phong hòa lạc, thêm thanh vị bài độc”, mà sắn dây (Cát căn) là vị thuốc rất quan trọng làm nhiệm vụ này. Theo “cổ phương”, Cát căn vị cay đắng khí bình, tính thăng phát, nhập kinh Túc dương minh vị, cổ động cho Vị khí, sinh tân chỉ khát, nhập Tỳ kinh nên khai thông tấu lý làm ra mồ hôi, giải cơ biểu và bớt nóng. Cát căn chủ về đưa lên, vị ngọt tác dụng chính là làm tiêu tan tà ở biểu, dùng 2-12g có thể chữa được bệnh trong cơ nhục, mỡ, thớ thịt làm ra mồ hôi. Đó là vị thuốc thuộc về Túc dương minh Vị kinh chữa được chứng thương hàn phát sốt, cổ khô, mũi khô đau nhức mắt, mất ngủ sốt rét, báng tích nhiệt độ cao. (Sách: Biện dược chỉ nam).

Cát căn khí vị đạm bạc, chất nhẹ, lỏng lẻo không chắc chắn như các vị khác, cây mọc về mùa xuân, dây leo phát triển rất nhanh nên dược tính hay thăng phát ra những khí thanh dương tỳ vị. Theo bài luận về chứng thương hàn đều cho Cát căn là vị chủ về dược khí của kinh Dương minh, bởi vì biểu tà uất ở ngoài. Dương khí của vị không thể tán ra để ban bố đi được, nên phải dùng cát căn nhẹ nhàng dâng lên, làm cho động nhẹ vào khí thanh dương để chế ngự được ngoài hàn, biểu tà giải được thì vị dược được thư thái mới phát ra được. (Sách: Bản Thảo Quát Yếu Thi). Ngoài ra, Cát căn còn được nhiều sách nhắc tới công dụng như sau: Cây sắn dây cho hoa gọi là Cát hoa, có vị ngọt bình, không độc, có tác dụng giải độc của rượu, trường phong hạ huyết uống với bột ‘Tiểu đậu hoa” với rượu thì không say (Danh Y Biệt Lục).

Sắn dây có đặc tính giải được ngộ độc của Sắn, Ba đậu và các loại ngộ độc khác (Lôi Công Dược Bối). Sắn dây trị được chứng bệnh thời hành do thiên thời có nôn mửa. Có tác dụng khai vị, giải độc rượu (Dược Tính Bản Thảo). Người bị chó dại cắn có độc, chặt lấy đoạn củ sắn dây sống uống rất hay, nếu không có tươi, dùng bột hòa nước giếng rịt vào chỗ bị thương (Tân Tu Bản Thảo Kinh). Bột sắn dây làm khỏi khát, thông được đại tiểu tiện, giải được độc của rượu, trị nóng nảy bồn chồn trong người, chế ngự được độc của Đan thạch, giã nát ép lấy nước uống trị trẻ con sốt (Khai Bảo Bản Thảo). Bột sắn dây tán được uất hỏa (Bản Thảo Cương Mục). Sắn dây chữa được chứng nhức đầu vì nóng, giải được nhiệt ở cơ biểu làm khỏi khát, sởi mới phát, làm đậu dễ mọc, giải độc tỉnh táo (Bản Thảo Thông Nguyên). Cây còn cho lá gọi là Cát căn diệp trị cầm máu do vết dao, đắp vào, hoặc gĩa nát tươi uống nước còn bã đắp nơi chỗ rắn cắn. Cây còn cho dây bò dưới đất gọi là Cát căn man trị viêm họng cấp tính, viêm thanh quản cấp tính, đốt cháy tán bột uống với nước. Cho bã gọi là Cát căn xác có vị ngọt, tính bình không độc trị lỵ, giải độc rượu. Cho dây gọi là Cát căn đằng có tác dụng tiêu sưng, trị nhọt lở, viêm họng thanh quản, sưng núm vú, trẻ con cấm khẩu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Cát căn dùng sống có tác dụng giải cơ nhiệt, sinh tân dịch, dùng nướng thì kích thích Vị khí đi lên. Muốn hạ sốt, nên dùng sống; Muốn cầm tiêu chảy, nên nướng lên (Đông Dược Học Thiết Yếu). Một số tính chất dược dụng công hiệu khác của sắn dây (Cát căn) đã được kiểm nghiệm và ghi trong sách Trung dược học như: Tác dụng đối với tim mạch: Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Điều trị huyết áp cao; dùng Cát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, nước sắc Cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Điều trị rối loạn ở động mạch vành: Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực.

Sắn dây là loại cây thân thuộc với người dân Việt Nam, cây dễ trồng, không tốn công chăm sóc nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là trong điều trị một số chứng bệnh thông thường.

Bài, ảnh: Lê Quang Viện

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày