Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và một số văn bản hướng dẫn thi hành (Phần 4)
Câu 30. Nội dung công bố dịch gồm những gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 39, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì nội dung công bố dịch gồm:
- Tên bệnh dịch;
- Thời gian, địa điểm và quy mô xảy ra dịch;
- Nguyên nhân, đường lây truyền, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch;
- Các biện pháp phòng, chống dịch;
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm.
Các nội dung công bố dịch nêu trên phải được thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai các biện pháp chống dịch.
Câu 31. Trong những điều kiện nào thì được công bố hết dịch và ai là người có thẩm quyền công bố hết dịch?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 40, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm:
- Điều kiện để công bố hết dịch bao gồm:
+ Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với từng bệnh dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Người có thẩm quyền công bố dịch có quyền công bố hết dịch theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Câu 32. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm gì khi đưa tin về tình hình dịch?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 41, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin chính xác, kịp thời và trung thực về tình hình sau khi dịch đã được công bố và công bố hết dịch theo đúng nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp.
Câu 33. Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 42, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp;
- Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.
Câu 34. Nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch gồm những gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 43, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch gồm:
- Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp.
- Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp.
- Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp.
- Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.
Câu 35. Cơ quan nào có thẩm quyền bãi bỏ tình trạng khẩn cấp khi hết dịch?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 44, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hoặc Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ tình trạng khẩn cấp do mình ban bố khi dịch đã được chặn đứng hoặc dập tắt.
Câu 36. Trách nhiệm đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 45, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng.
Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.
Câu 37. Việc thành lập Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 46, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.
Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:
- Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác. Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;
- Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.
Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo chống dịch các cấp.
(còn nữa)
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Thành phố: 250 hội viên phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến pháp luật 04.11.2024 | 15:02 PM
- Tiêu hủy hàng vạn sản phẩm là hàng lậu, hàng giả 02.10.2024 | 15:45 PM
- Khảo sát tình hình triển khai, thi hành Luật Khoáng sản 18.09.2024 | 18:55 PM
- Trạm Cảnh sát đường thủy thành phố: Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy 16.09.2024 | 10:43 AM
- Bắt giữ tàu khai thác cát trái phép trên sông Hóa 30.08.2024 | 15:32 PM
- Công an huyện Hưng Hà bắt giữ đối tượng trộm cắp tài sản chuyên nghiệp 13.08.2024 | 15:36 PM
- Công an huyện Vũ Thư xử phạt trường hợp vi phạm giao thông từ hình ảnh người dân cung cấp 06.08.2024 | 13:59 PM
- Công an huyện Đông Hưng: Đấu tranh quyết liệt với tội phạm ma túy 24.06.2024 | 20:52 PM
- Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy và an toàn giao thông tại thị trấn Đông Hưng 13.06.2024 | 17:58 PM
- Ban Pháp chế, HĐND tỉnh: Giám sát công tác bảo đảm an ninh trật tự tại huyện Tiền Hải 29.02.2024 | 15:50 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng