Các nước đang phát triển cần 2.000 tỷ USD/năm để đối phó với biến đổi khí hậu
Các đại biểu tham dự COP27 tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 7/11/2022. Ảnh: Reuters
Đây là nội dung trong báo cáo do chính phủ 2 nước Anh và Ai Cập cùng thực hiện và được công bố tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ngày 8/11.
Báo cáo mang tên Tài trợ cho Hành động Khí hậu nêu rõ: các nước phát triển, các nhà đầu tư và các ngân hàng phát triển đa phương nên đóng góp khoảng 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, các nguồn quỹ công và tư nhân tại các nước đang phát triển nên đóng góp số tiền còn lại - khoảng 1.400 tỷ USD.
Theo báo cáo dài 100 trang, các nước đang phát triển cần số tiền trên để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, đầu tư vào năng lượng tái tạo và các công nghệ khác phát thải ít carbon, cũng như đối phó với tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Việc tài trợ cho tăng trưởng kinh tế carbon thấp ở các nước đang phát triển sẽ giúp hàng tỷ người thoát nghèo, tạo việc làm và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Các nước đang phát triển cũng cần khoản đầu tư trên để thích ứng với tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu, như thực hiện các biện pháp bảo vệ và xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc hơn, bao gồm cả đê điều và hệ thống cảnh báo sớm.
Đối với những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu mà các nước phải chịu thiệt hại, số tiền trên sẽ giúp cứu trợ nhóm người gặp rủi ro, sửa chữa cơ sở hạ tầng thiết yếu và phục hồi các dịch vụ như y tế và giáo dục tại các nước này.
Đây là một trong số những báo cáo đầu tiên vạch ra khoản đầu tư cần thiết vào 3 lĩnh vực lớn được đề cập tại COP27 gồm: giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên, thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai và bồi thường cho những nước nghèo và dễ bị ảnh hưởng bởi những thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Ông Nicholas Stern, chuyên gia kinh tế và là một trong những tác giả của báo cáo, cho rằng: “Các nước giàu nên nhận ra rằng, việc đầu tư vào hành động khí hậu ở các nước mới nổi và đang phát triển là một vấn đề công bằng, vì lợi ích sống còn, bởi lượng khí thải cao trước đây và hiện nay của họ gây tác động nghiêm trọng.
Trong thập kỷ tới, cơ sở hạ tầng và việc tiêu thụ năng lượng được dự báo gia tăng chủ yếu tại các nước mới nổi và đang phát triển. Nếu các nước này tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và phát thải, thế giới sẽ không thể tránh khỏi tình trạng biến đổi khí hậu nguy hiểm, gây thiệt hại cũng như hủy hoại hàng tỷ sinh mạng và sinh kế ở cả các nước giàu và nghèo”.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Người dân chung tay để thành phố thêm đẹp 11.04.2023 | 15:12 PM
- Cần giải pháp xử lý triệt để rác thải sinh hoạt 11.04.2023 | 08:36 AM
- Vì một thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp 06.04.2023 | 08:26 AM
- Thành phố: Đầu tư cho “lá phổi xanh” 28.03.2023 | 09:26 AM
- Tắt đèn hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái đất" từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, ngày 25/3 24.03.2023 | 16:00 PM
- Lãnh đạo các nước cam kết ủng hộ nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học 21.09.2022 | 21:48 PM
- Nâng cao kỹ năng xử lý rác 15.09.2022 | 18:08 PM
- Kiến Xương: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường 28.07.2022 | 17:56 PM
- Kiểm tra việc khai thác cát tại khu vực vùng biển xã Thụy Trường 16.07.2022 | 22:30 PM
- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hưng Hà: Ra mắt mô hình phân loại, xử lý rác thải tại gia đình 15.01.2022 | 20:01 PM
Xem tin theo ngày
-
Quốc hội khai mạc phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 5
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lý giải nguyên nhân của tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
- Phát huy tinh thần trách nhiệm để phiên chất vấn thực sự hiệu quả, thực chất, mang tính xây dựng cao
- Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ
- Sự kiện khởi nguồn con đường giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước
- Phiên họp lần thứ 20 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19
- Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 5
- Đoàn công tác của UBND tỉnh làm việc với UBND huyện Vũ Thư
- Đề xuất nâng thời gian lưu trú cho khách quốc tế nhập cảnh lên 60 ngày