WHO khuyến khích chấm dứt tình trạng khẩn cấp với Covid
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại hội nghị về vaccine Covid-19 ở Brussels, Bỉ hồi tháng 2.
Hướng dẫn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 3/5, trước cuộc họp có nên tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu do Covid-19. Chiến lược mới được chỉ định cho giai đoạn 2023-2025. Đây là lần thứ 4 tổ chức này công bố kế hoạch ứng phó với dịch bệnh kể từ ca nhiễm đầu tiên được báo cáo tại Trung Quốc vào cuối năm 2019.
Chiến lược mới sẽ duy trì hai mục tiêu của kế hoạch trước đó, được đưa ra vào năm 2022 là giảm sự lưu hành của nCoV và điều trị giúp giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc và triệu chứng lâu dài.
Mục tiêu mới thứ ba là "hỗ trợ các quốc gia chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang phòng ngừa, kiểm soát và quản lý Covid-19 bền vững, lâu dài", tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc WHO, cho biết.
Theo ông Tedros, chiến lược mới cũng nhấn mạnh vào việc giải quyết tình trạng Covid-19 kéo dài, phát sinh ở 6% bệnh nhân có triệu chứng.
Các trụ cột chính trong chiến lược vẫn là quản lý thông tin dịch bệnh, các điểm nhập cảnh, du lịch, vận chuyển quốc tế; tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao; nghiên cứu và phát triển các loại vaccine phù hợp với tình hình thực tế.
Tuần trước, WHO cho biết số ca tử vong do Covid-19 giảm 95% kể từ đầu năm, nhưng cảnh báo virus vẫn lưu hành trong cộng đồng. Các quốc gia cần học cách quản lý các tác động không khẩn cấp của nó, đặc biệt là tình trạng hậu Covid-19.
Ông Tedros cảnh báo ứng phó với Covid-19 là quá trình dài hơi và tốn kém. Tuy nhiên, thế giới sẽ phải trả một cái giá lớn hơn nếu không đầu tư vào hoạt động này bằng các cam kết khoa học, y tế bền vững.
"Đây là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi các quốc gia duy trì đủ năng lực y tế, tâm lý sẵn sàng và tính linh hoạt để mở rộng quy mô điều trị trong thời gian dịch gia tăng. Đồng thời, các nước cần duy trì dịch vụ y tế thiết yếu khác, chuẩn bị cho sự xuất hiện của các biến chủng mới với mức độ nghiêm trọng tăng", ông Tedros nói.
Hiện nay, số ca Covid-19 tăng trở lại ở một số quốc gia, đặc biệt là Đông Nam Á, song số ca tử vong và nhập viện không tăng. Các nước đối mặt với biến chủng phụ mới của Omicron là XBB.1.16. Tại Việt Nam, số ca Covid cũng tăng trở lại, các bác sĩ đang theo dõi độc lực của các chủng nCoV lưu hành.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam