Giáo dục Đồng bằng sông Hồng khẳng định vị thế dẫn đầu
Ngày 14/6, tại Nam Định, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đại biểu đại diện cho một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương dự hội nghị có: Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai; Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đặng Xuân Phương; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; đại diện các đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
Đại biểu đại diện các tỉnh trong vùng dự hội nghị có: Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc; Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị; Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất; Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trần Xuân Dưỡng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Trần Thị Bích Hằng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh. Cùng dự có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng các phòng chức năng thuộc Sở GD&ĐT; Trưởng phòng GD&ĐT, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc các tỉnh, thành phố trong địa bàn vùng đồng bằng Sông Hồng.
Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn; đại diện lãnh đạo các vụ, cục chức năng của Bộ GD&ĐT.
Quang cảnh hội nghị.
Nhận diện bức tranh giáo dục vùng Đồng bằng Sông Hồng để tìm giải pháp
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Nhằm quán triệt sâu sắc hơn và tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển Vùng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững các vùng nói riêng và cả nước nói chung trong thời kỳ mới, ngày 23/11/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngày 8/2/2023, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đều đã có Kế hoạch hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 14 của Chính phủ, với mục tiêu:
Đến năm 2030, đồng bằng Sông Hồng trở thành 1 trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số. Tầm nhìn đến năm 2045, đồng bằng Sông Hồng là trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc hội nghị.
Bộ trưởng nhấn mạnh: Đồng bằng Sông Hồng là vùng có ý nghĩa chiến lược, quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đây được coi là cửa ngõ phía bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại.
Phát huy những tiềm năng, lợi thế to lớn, vượt trội cho phát triển, kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng.
Mặc dù là một vùng đất chật, người đông nhất so với các vùng khác, nhưng vùng luôn khẳng định được vị trí, vai trò của một vùng kinh tế năng động, phát triển có đóng góp to lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển.
GRDP bình quân đầu người cao hơn 1,3 lần so với bình quân cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước của Vùng chiếm tới 32,7% tổng thu ngân sách của cả nước; tổng vốn đầu tư xã hội đứng đầu cả nước.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 99,2%, đứng đầu cả nước.
Có thể nói, thời gian qua, giáo dục và đào tạo của vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt được những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sự quan tâm của toàn xã hội.
Đồng bằng sông Hồng là trung tâm hàng đầu về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ với đội ngũ trí thức giỏi và đông đảo lực lượng lao động có chất lượng cao; là trung tâm đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho cả nước với nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu có uy tín. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo đạt 37% (cao nhất cả nước). |
Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng, giáo dục và đào tạo của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, thiếu sót, còn nhiều khó khăn, thách thức.
Trong đó có tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở đào tạo; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh tại địa bàn tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều bất cập. Chất lượng lao động của vùng mặc dù cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước song vẫn còn thấp so với yêu cầu của một vùng kinh tế phát triển khi mà vẫn còn gần 2/3 lực lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc không có bằng cấp/chứng chỉ. Ngoài ra, còn đầy thách thức, nhiều khó khăn khác cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục và phát triển trong thời gian sắp tới.
Trong đó có tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở đào tạo; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh tại địa bàn tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều bất cập. Chất lượng lao động của vùng mặc dù cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước song vẫn còn thấp so với yêu cầu của một vùng kinh tế phát triển khi mà vẫn còn gần 2/3 lực lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc không có bằng cấp/chứng chỉ. Ngoài ra, còn đầy thách thức, nhiều khó khăn khác cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục và phát triển trong thời gian sắp tới.
"Do đó, Hội nghị ngày hôm nay, Bộ GD&ĐT mong muốn sẽ cùng với các địa phương thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục vùng đồng bằng Sông Hồng hiện nay; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những việc đã làm được trong thời gian qua và trên cơ sở đó cùng nhau đề ra các giải pháp để tiếp tục phát triển giáo dục vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Các địa phương đã quan tâm, mong muốn từ hội nghị sẽ càng quan tâm hơn. Các Bộ, ngành sẽ tăng cường sự thấu hiểu, đồng hành và hỗ trợ để các địa phương thực hiện thành công các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương trong toàn Vùng”, Bộ trưởng bày tỏ.
Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị phát biểu chào mừng hội nghị.
Đứng đầu cả nước trong nhiều chỉ số giáo dục
Trình bày báo cáo tóm tắt tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 - 2022 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết:
Vùng đồng bằng Sông Hồng là vùng có vai trò, vị trí chiến lược, quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là trung tâm hàng đầu về y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ với đội ngũ trí thức giỏi và lực lượng lao động có chất lượng cao.
Đây cũng là trung tâm đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho cả nước với nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu có uy tín. Thời gian qua, công tác phát triển giáo dục, đào tạo của Vùng đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của Vùng và cả nước.
Hiện nay, hệ thống trường lớp học vùng Đồng bằng Sông Hồng được củng cố, mở rộng và phân bố đều đến hầu hết các địa bàn từ nội thành đến ngoại thành, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho trẻ trong độ tuổi giáo dục mầm non, tiểu học, THCS đều được đi học và đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân.
Về cơ bản, 100% đơn vị cấp xã đều có trường mầm non và tiểu học; hầu hết các xã đã có trường THCS; các huyện, thành phố đều có ít nhất 1 trường THPT. Nhiều địa phương đã xây dựng các trường THCS, THPT liên xã.
Năm học 2020 - 2021, toàn vùng có 5.561 cơ sở giáo dục phổ thông, với hơn 4,3 triệu học sinh. Tỷ lệ lớp/trường, sĩ số học sinh/lớp các cấp học của vùng Đồng bằng sông Hồng đều cao hơn so với bình quân cả nước.
Cũng trong năm học này, tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường toàn vùng đạt 76,8%, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,94% - cao nhất cả nước. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 98,6%, cao hơn 6,2% so với bình quân chung. Một chỉ số khác của vùng Đồng bằng sông Hồng cũng đứng đầu là chất lượng phổ cập giáo dục các cấp. Cả 4 địa phương đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành phổ cập THPT cấp độ 3 đều thuộc vùng này.
Ngoài ra, các chỉ số về cơ sở vật chất như tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ phòng học kiên cố, thư viện, thiết bị dạy học đều cao hơn mức trung bình cả nước và đứng đầu trong 6 vùng kinh tế - xã hội.
Nếu các vùng khác còn phải giải bài toán đưa trẻ em, học sinh đến trường hay bài toán khoảng cách về chất lượng giáo dục ngay trong từng địa phương và giữa các địa phương trong khu vực, thì Đồng bằng sông Hồng cơ bản không phải giải những bài toán này.
Tất cả các chỉ số về tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học, trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT hàng năm của Đồng bằng sông Hồng đều đứng đầu cả nước. Đặc biệt, đây là vùng đi đầu trong áp dụng đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng giảm áp lực cho học sinh, giáo viên; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ và chú trọng học đi đôi với hành để học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Quá trình triển khai đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình GDPT 2018 và xây dựng trường học hạnh phúc với nhiều kết quả tích cực ở Đồng bằng sông Hồng không chỉ tạo ra những đổi thay cho giáo dục của vùng mà còn có vai trò dẫn dắt giáo dục cả nước.
Không chỉ nổi bật ở chất lượng giáo dục đại trà, Đồng bằng sông Hồng còn giàu truyền thống về giáo dục mũi nhọn và giáo dục năng khiếu. Toàn vùng hiện có 14 trường chuyên, trong đó có 11 trường trực thuộc tỉnh/thành phố, 3 trường trực thuộc cơ sở giáo dục đại học và 1 khối THPT chuyên.
Tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023, 6/11 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng và ĐHQG Hà Nội nằm trong tốp 10 địa phương, đơn vị có nhiều giải học sinh giỏi quốc gia và nhiều giải Nhất học sinh giỏi quốc gia nhất cả nước. Năm 2022, toàn vùng có 18 học sinh đạt giải Olympic khu vực, quốc tế và Kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (chiếm 54,5% tổng số thí sinh đạt giải). Năm 2023 đây tiếp tục là vùng có số thí sinh được chọn dự thi Olympic quốc tế, khu vực nhiều nhất cả nước. |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn báo cáo tóm tắt tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 - 2022 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngoài những địa phương đã có “thương hiệu” về thi quốc gia, quốc tế như Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội thì sự đầu tư bài bản trong nhiều năm qua đã giúp có thêm nhiều địa phương trong vùng ghi danh về giáo dục mũi nhọn như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Dương.
Với vị trí của một vùng có ý nghĩa chiến lược quan trọng bậc nhất, Đồng bằng sông Hồng cũng chính là trung tâm về đào tạo nhân lực của cả nước. Toàn vùng hiện có 113 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có hàng chục cơ sở có quy mô và chất lượng đứng đầu cả nước. Bình quân hằng năm, có hơn 100.000 sinh viên và hơn 15.000 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp.
Các cơ sở giáo dục đại học ngày càng khẳng định được vị trí và thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Một số trường khẳng định được uy tín trong các lĩnh vực đào tạo thế mạnh và là trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, các chuyên gia đầu ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của vùng là 32,6% (đứng đầu trong sáu vùng kinh tế - xã hội). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên của cả vùng khoảng 6,6%. Thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh có chất lượng lao động cao nhất toàn vùng.
Tiết mục văn nghệ tại hội nghị.
Đặt mục tiêu lớn hơn cho phát triển GD-ĐT với vai trò đầu tàu
Nhiều thuận lợi, nhiều kết quả nhưng giáo dục Đồng bằng sông Hồng cũng đang đối diện với không ít khó khăn. Sự phát triển nóng về kinh tế, cùng với tốc độ đô thị hoá, tăng dân số cơ học nhanh hàng đầu cả nước đã làm cho các vấn đề xã hội, trong đó có giáo dục dù được quan tâm vẫn đang chậm hơn so với sự phát triển.
Cụ thể, vấn đề quy hoạch mạng lưới trường lớp còn bất cập; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Tình trạng quá tải tại các trường học còn chưa được khắc phục. Đặc biệt, tại các khu vực đông dân cư, khu đô thị mới vẫn còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp.
Thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc, chuyển việc cũng đang đặt ra cho Đồng bằng sông Hồng thách thức để giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.
Tạo sự kết nối chủ động hơn để hỗ trợ các vùng khác, địa phương khác còn đang khó khăn cũng là việc mà giáo dục Đồng bằng sông Hồng phải làm và nên làm. Để trong tương lai không xa, câu chuyện giáo viên ở Đồng bằng sông Hồng hỗ trợ dạy học cho các trường học ở các địa phương miền núi khó khăn như một số trường đã làm thời gian qua sẽ không là cá biệt.
Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu:
Đến năm 2030, Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số.
Đến năm 2045, Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Để đạt mục tiêu này, 7 nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra. Trong đó, các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến: quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục; điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo; giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác, kết nối và liên kết vùng nhằm phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển giáo dục và đào tạo.
Vùng đồng bằng Sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 9 tỉnh: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đây luôn luôn là địa bàn cốt lõi của vùng Thủ đô, có ý nghĩa chiến lược, quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đây được coi là cửa ngõ phía bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại. Với đặc trưng của một vùng đất lịch sử lâu đời, nơi khai sinh các vương triều Đại Việt, Đồng bằng sông Hồng còn được biết tới là vùng “đất học”. Dù là truyền thống khoa bảng trong quá khứ hay chất lượng giáo dục ở hiện tại, Đồng bằng sông Hồng luôn ở vị thế dẫn đầu cả nước. |
Theo giaoducthoidai.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thành phố: 133 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2024 - 2025 17.12.2024 | 16:12 PM
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Vũ Thư: Giành 62 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2023 -2024 10.05.2024 | 15:42 PM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
- Xã luậnPhát huy phẩm chất cao quý của nhà giáo Việt Nam 20.11.2023 | 08:33 AM
- Quỳnh Phụ: Tổng kết phong trào thi đua năm học 2022-2023 15.11.2023 | 15:37 PM
Xem tin theo ngày
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Gặp mặt cán bộ cấp tướng Quân đội, Công an quê hương Thái Bình