Chủ nhật, 28/07/2024, 19:27[GMT+7]

Tiến tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Bức tranh đồng khổng lồ của làng nghề Đồng Xâm (Thái Bình) mừng Đại lễ

Thứ 2, 23/08/2010 | 15:37:25
5,710 lượt xem
Bức tranh được làm cách đây 3 năm do nghệ nhân Nguyễn Duy An và những nghệ nhân tài hoa, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thực hiện.

Nghệ nhân Nguyễn Duy An bên bức tranh "Thiên tải Nhất thì".

"Thiên tải Nhất thì" vừa chính thức hoàn thành là món quà ý nghĩa của các nghệ nhân Làng nghề Đồng Xâm, Thái Bình chào đón 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Góp sức cùng các nghệ nhân trong việc sáng tạo bức tranh còn có 2 nhân vật văn hóa đặc biệt, đó là Giáo sư Vũ Khiêu và nhà thư pháp số một Việt Nam Nguyễn Văn Bách."Tam khí" tức là 3 loại kim khí: Đồng đỏ, vàng và bạc.Với 3 chất liệu này, người thợ thủ công dùng để khảm lên bề mặt đồ bằng đồng những hoa văn hoặc tranh ảnh, sau đó sử dụng nước màu để tạo màu sắc cho sản phẩm theo ý muốn. Bức tranh nói về việc dời kinh đô từ Hoa Lư và sự linh diệu của thế "Rồng cuộn Hổ ngồi" của đất Thăng Long.Bố cục của bức tranh gồm 2 phần, phần đầu là hình ảnh vị vua anh minh Lý Công Uẩn đang dẫn đầu đoàn thuyền dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long đánh dấu cột mốc lịch sử trọng đại của đất nước, bắt đầu thời kỳ mới của Thăng Long - Hà Nội. Phần hai là các hình ảnh tiêu biểu, linh thiêng của nền văn hoá Thăng Long - Hà Nội: Hình ảnh sông Hồng, hình ảnh vùng núi Ba Vì...Chính giữa bức tranh là dòng chữ thư pháp chạm vàng: "Thiên tải Nhất thì"- nghĩa là nghìn năm một thuở. Hai bên là đôi câu đối "Hổ cứ long bàn thiên thiết hiểm/ Nhân khang vật phụ địa trung linh" (tạm dịch: Thế đất rồng cuộn, hổ ngồi, con người luôn khoẻ mạnh, mọi vật đầy đủ/ Nhờ có đất linh thiêng mà hun đúc lên sự thịnh vượng). Toàn bộ những chữ này đều được rút ra từ "Chiếu dời đô" của Vua Lý Thái Tổ 1.000 năm trước. Đây là tác phẩm mà nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách đã nhiều năm bỏ công sức và tâm huyết để thảo ra. Theo Giáo sư Vũ Khiêu, bức tranh cơ bản đảm bảo được các giá trị về mặt mỹ thuật, lịch sử và văn hoá, đồng thời thể hiện được lòng nhiệt thành của những người nghệ nhân trong làng nghề cổ.

Theo Giadinhvaxahoi

  • Từ khóa