Hàng thủ công mỹ nghệ - Ít mẫu mã, thiếu bản sắc Việt
Mẫu mã các sản phẩm gốm của làng chúng tôi đã có từ rất lâu, cái gần đây nhất là chiếc ấm sắc thuốc, bắt chước mẫu của người Kinh - đó là chia sẻ của nghệ nhân Ma Thương đến từ làng gốm Churu, Lâm Đồng. Có lẽ vậy, ngay tại Ngày hội Văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội được tổ chức hồi tháng 9. Gian trưng bày gốm của tỉnh Lâm Đồng chỉ khoảng chục mẫu mã đơn giản, mộc và thô sơ do được làm gia công.
Chị Thương cho biết, làng gốm Churu hiện rất ít người làm nghề. Những người nhớ nghề thỉnh thoảng cũng tranh thủ làm nhưng chỉ là những vật dụng quen thuộc phục vụ đời sống hằng ngày. Hầu như lớp trẻ trong làng không còn ai muốn theo nghề. Việc làm gốm chỉ dành cho những phụ nữ nội trợ rảnh rang, ngày mùa nông nhàn. Cả làng không có ai được đào tạo về thiết kế mẫu và những người làm hầu như cũng ít đầu tư tâm sức vào lĩnh vực đó. Do vậy, việc phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu ngoài thị trường hoàn toàn ngoài tầm với của một làng gốm vang bóng một thời. Và đây cũng là lý do mà nhiều làng nghề đang gặp phải.
Tại Hội thảo Giá trị văn hóa, du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức mới đây, Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh chia sẻ: đừng chủ quan cho rằng, sản phẩm của mình đã có tiếng bao đời nay nên không cần đổi mới, cải tiến mẫu mã. Hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta giá tuy rẻ nhưng chưa đa dạng và còn thiếu tinh xảo. Mẫu mã ít sáng tạo nên không phù hợp với gu thẩm mỹ của các thị trường như Mỹ, châu âu, Nhật Bản, Trung Đông… Đồng quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội thêu ren Hà Nội Mai Văn Hưởng cho rằng, các thiết kế mẫu cho hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay thiếu sáng tạo, độc đáo; phần lớn mang tính sao chép chạy đua thị trường.
Cái khó bó cái khôn, nhiều làng nghề có thương hiệu nhưng không giữ được. Khả năng tiếp cận thị trường lớn và mới đều hạn chế. Nếu có xuất khẩu được cũng phải qua trung gian. Không ít nghệ nhân than trời vì phải qua trung gian nên hàng bán rẻ bằng một nửa so với giá đến được tay khách hàng. Nghệ nhân Nguyễn Cao Bính người làm tranh thêu nổi tiếng ở thôn Bùi Xá, Vũ Thư, Thái Bình cho biết: khách nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc rất mê tranh của ông, nhưng ông phải bán tranh qua trung gian. Lẽ ra ông có thể bán trực tiếp với khách 10 triệu đồng/bức, nhưng qua trung gian chỉ còn khoảng 5 triệu đồng. Ông Bính cho biết, tính tiền công một ngày của một nghệ nhân như ông, chỉ được chưa đầy 100.000 đồng/ngày. Những người thợ bình thường thì được khoảng 1.500.000 đồng/tháng…Thế nhưng, ông Bính còn may mắn là bán được hàng. Thực tế, không ít nơi sản phẩm làm ra rất khó tiêu thụ. Theo số liệu từ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, lượng sản phẩm làng nghề bị tồn đọng khoảng 50%. Trong 2 năm 2011 - 2012, hiệu suất kinh doanh của các làng nghề cũng giảm sút 30 - 40%. Nhiều làng nghề tỷ phú trước đây, giờ trong cảnh đìu hiu, máy móc “đắp chiếu”.
Ở những làng nghề nằm trong tour du lịch, do sản phẩm nghèo nàn về mẫu mã nên du khách phần lớn chỉ đến để tham quan chứ không mua hàng. Bởi “du khách không thể tìm được những sản phẩm ưng ý chứ chưa nói đến sản phẩm mang tính ký ức, mang dấu ấn Việt Nam” - Phó chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Nguyễn Hoàng Lưu chia sẻ.
Giải quyết thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, để hàng thủ công mỹ nghệ Việt “đắt khách” thì các sản phẩm phải mang đậm nét truyền thống; mỗi vùng miền, làng nghề phải có những sản phẩm mang tính đặc trưng, tạo sức sống riêng. Và để đa dạng về mẫu hàng cần sự kết hợp ý tưởng của họa sỹ với bàn tay của các nghệ nhân. Cùng với đó, các làng nghề cần mở các lớp đào tạo thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tổ chức các cuộc thi và trao giải các sáng tác mẫu mã, kiểu dáng đẹp, độc đáo; đặc biệt khuyến khích thế hệ trẻ tham gia sáng tạo mẫu, phát triển làng nghề...
Theo Daibieunhandan
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
Xem tin theo ngày
-
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
- Quyết liệt hơn nữa để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội