Chủ nhật, 28/07/2024, 19:25[GMT+7]

Dựng cổ trai cho đất nước Vạn Xuân

Thứ 7, 07/08/2010 | 15:20:31
6,279 lượt xem
 Không biết từ bao giờ, người dân Hưng Hà có câu: "Cổ Trai ra, Tiên La vào" với ý nói về hai lễ hội vùng khá lớn của huyện khi lễ hội đình, đền Cổ Trai "ra" hội thì lễ hội đền Tiên La bắt đầu "vào" hội.

Đình Cổ Trai Ảnh: Lê Quang Viện

 

Cách bến đò Tịnh Xuyên trên sông Luộc đỏ nặng phù sa chảy qua địa phận Thái Bình không xa là làng Cổ Trai, xã Hồng Minh huyện Hưng Hà. Nơi đây còn ghi dấu tích một thời liệt oanh của đất nước, khi Vua Tiền Lý (Lý Bí) về Cổ Trai dựng biệt đồn, lập nên nước Vạn Xuân. Thời gian trôi đi kéo theo bao biến cố, thăng trầm. Chỉ còn lại trong ký ức người dân Cổ Trai về một thời vàng son đất nước. Cụm di tích đình đền Cổ Trai xã Hồng Minh là một minh chứng sinh động ghi dấu một thời rực rỡ, hào hùng của dân tộc. Nào đâu ranh giới Chu Diên vùng đất cổ, nào đền Tịnh Thủy là nơi tưởng niệm Kim Xa, Mỹ Hy với hành cung Lỗ Giang thời Trần với biệt cung của Khâm Từ và Tuyên Từ Thái Hậu. Đâu rồi dấu vết An Lăng, tẩm điện của Vua Trần Anh Tông, Trần Cao Tông... Cổ Trai ôm vào lòng tất cả, cho dù năm tháng tàn phai, nhưng những dấu ấn đẹp đẽ về một thời hùng oai của đất nước vẫn còn in dấu quanh ta. Kiến trúc của đình Cổ Trai gồm năm gian. Nóc đình đắp lõng hoa chanh, đao đắp rồng chầu, phượng mớm, bảy chạm tứ quý, tứ linh, các vì mái chạm đấu sen, long chầu, hổ phục, liên quy, phượng vũ, hai tòa cửa võng chạm lõng bong kênh có đủ long - li - quy - phượng, cuốn thư, đại tự, câu đối sơn son, thếp vàng. Các đồ tế khí còn lưu giữ được gồm: ngai, khám thờ vua hai, ba tầng cửa võng, bát bửu, chấp kích được sơn son, thếp vàng cẩn thận. Trong đình vẫn còn trwo những bức trướng bằng gấm, nỉ đỏ có thêu kim tuyến; các kiệu bát cống có đủ 10 rồng...Ngọc phả còn ghi: "Một ngày, Lý Namon> Đế và tả tướng quân hành quân đến Cổ Trai, trông thấy địa thế tốt, dân chúng no đủ, phong tục tốt đẹp liền thiết lập biệt đồn...". Theo các tài liệu nghiên cứu của các sử gia và một phần Ngọc phả, thần tích của làng Cổ Trai xã Hồng Minh (Hưng Hà), từ năm 250 – 543 (sau Công Nguyên), Giao Châu rơi vào tình trạng bất ổn, bị nhiều nước tranh giành, xâu xé. Khoảng gần 300 năm, Giao Châu lần lượt thuộc các nước Tấn (năm 250 - 420); Tống (năm 420 - 478), Tề (năm 479-502), Lương (năm 502-557). Bị cai trị, đời sống người dân Giao Châu vô cùng cơ cực. Thời nhà Lương cai trị, đánh thuế rất nặng nề, có đến hàng trăm thứ thuế, dân nghèo thậm chí phải bán vợ, đợ con để đóng thuế. Chính sách cai trị của nhà Lương là phân biệt giữa hai tầng lớp sĩ tộc (quan lại người Hán mới được cử sang Giao Châu) và hàn môn (gốc người Hán nhưng đã di cư đến Giao Châu nhiều đời) trong việc bổ nhiệm các chức quan địa phương. Điều nó dẫn đến sự bất mãn trong lớp hàn môn, nảy sinh xu hướng liên kết ngày càng mạnh giữa họ với những hào trưởng người Việt chống bọn quan lại sĩ tộc. Lại thêm nạn tham quan ô lại, các nhà thế tộc giàu có, địa chủ hoành hành, bóc lột của cải, chiếm đoạt ruộng đất khiến cho dân chúng nổi lên chống đối khắp nơi.  Lý Bí (Lý Bôn) người quê Thái Bình, xuất thân là một hào trưởng địa phương có tài văn võ song toàn là một ví dụ điển hình. Đầu năm 542, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, đã nổ ra chống lại ách đô hộ của nhà Lương. Lý Bí, nhân lòng oán hận của dân dâng trào đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất Giao Châu  (nước Việt Nam xưa), đồng thời dấy binh chống nhà Lương. Theo sử cũ của Việt Nam ghi: "thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí đã đem quân theo trước tiên, Phạm Tu cũng là một tướng tài của Lý Bí từ buổi đầu khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thành công rất nhanh. Phải đối đầu với cuộc khởi nghĩa có sự liên kết giữa các địa phương, Tiêu Tư (thứ sử Giao Châu) khiếp hãi, không dám chống cự chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu. Cuộc khởi nghĩa nổi dậy từ tháng một năm 542, không quá 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức có phản ứng đối phó. Tháng 4 năm 542 vua Lương sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Nịnh Cư, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử ái Châu là Nguyễn Hán, từ hai phía bắc - nam Giao Châu cùng tiến đánh nghĩa quân Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương đã hoàn toàn thất bại. Từ đồng bằng (Bắc Bộ Việt Nam ngày nay), Lý Bí đã kiểm soát được tới vùng Đức Châu (Hà Tĩnh) ở phía nam và vùng bán đảo Hợp Phố (Quảng Châu) ở phía bắc. Thất bại nặng nề vua Lương lại sai thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã đi đánh Lý Bí vào mùa đông năm ấy. Bọn này dùng dằng không chịu tiến quân, lấy cớ mùa xuân lam chướng, xin đợi mùa thu hẵng khởi binh song vẫn bất đắc dĩ phải động binh (tháng 1 năm 543). Chủ động đánh giặc, nghĩa quân Lý Bí tổ chức một trận tiêu diệt lớn ngay trên miền cực bắc Châu Giao. Trăm trận, trăm thắng. Đến năm 544, nhằm tháng giêng, ông tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập trăm quan, lấy tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn  xã tắc lưu truyền đến muôn đời. Lý Namon> Đế cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Phong Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu tướng văn, Phạm Tu đứng đầu tướng võ. Lý Namon> Đế còn sai dựng một ngôi chùa lớn ở phường Yên Hoa (Yên Phụ- Hà Nội) lấy tên là chùa Khai Quốc. Chùa Khai Quốc là tiền thân của chùa Trấn Quốc, trên đảo Cá Vàng (Kim Ngư) ở Hồ Tây Hà Nội. Sử cũ ghi: "Năm 548, Lý Namon> Đế mất. Sự nghiệp của Lý Nam Đế đã được Lý Thiên Bảo (anh của Lý Nam Đế) và Triệu Quang phục đứng ra gánh vác chống lại nhà Lương. Theo các tài liệu nghiên cứu của các sử gia, tại Trung Quốc (năm 557), Trần Bá Tiên lật đổ nhà Lương, tự phong Hoàng Đế dựng nên nhà Trần. Trong lúc tình hình phương Bắc rối loạn, Giao Châu bị bỏ ngỏ, Triệu Quang Phục dần chiếm lại được lãnh thổ Giao Châu, giành quyền tự trị, xưng Vương (Triệu Việt Vương). Năm 555, Lý Thiên Bảo mất, một viên tướng cùng họ là Lý Phật Tử lên thay thế. Từ năm 557 trở về sau Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử tranh giành quyền lực, hai bên giao tranh nhiều lần bất phân thắng bại, phải kết thông gia để giảng hoà. Đến 571, Lý Phật Tử bất ngờ đánh úp Triệu Quang Phục, thâu tóm toàn bộ quyền lực, rồi tự xưng là Nam Đế để tiếp tục kế nghiệp Vạn Xuân của Lý Bí trước đó. Sử cũ thường gọi là Hậu Lý Nam Đế. Cũng theo sử cũ thì ở Trung Quốc vào năm 589, Dương Kiêu diệt nhà Trần, lập nên nhà Tuỳ, xưng là Tuỳ Văn Đế, thống nhất Trung Quốc. Năm 602, nhà Tuỳ triệu Lý Phật Tử vào triều yết kiến. Phật Tử chống lệnh, kiên trì giữ đất Giao Châu. Nhà Tuỳ đem quân sang đánh. Quân của Namon> đế Lý Phật Tử thất bại trứơc quân nhà Tuỳ. Nước Vạn Xuân bị rơi vào tay nhà Tùy bắc phương sau 60 năm độc lập. Sử cũ thường gọi thời kỳ này là thời kỳ "Tiền Lý" để phân biệt với nhà Lý về sau.  Theo sử cũ ghi: Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). Lý Bí 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi thì mẹ qua đời. Ông đến ở với chú ruột. Tương truyền, có một vị Pháp tổ thiền sư lỡ độ đường, trông thấy Lý Bí đang chơi đùa cùng lũ trẻ, vẻ mặt khôi ngô, tuấn tú, người này liền xin Lý Bí đem về chùa nuôi dạy. Sau hơn 10 năm rèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư gia công chỉ bảo nên Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp. Nhờ có tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Cũng theo sử cũ, Lý Bí đã từng ra làm quan cho nhà Lương, nhưng do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác, nên ông bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Dương ngày nay) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, hết sức phục tài đức của Lý Bí nên đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Năm 541, thứ sử Giao Châu Tiêu Tư vô cùng tàn bạo nên bị người dân oán giận. Cùng thời điểm ấy, biên ải có giặc Lâm Ấp quấy phá. Nhân dân Giao Châu lâm vào tình thế rất khổ cực. Lý Bôn làm quan cho chính quyền đô hộ nhưng bất bình nên bỏ về quê (Thái Bình nay) chiêu mộ nghĩa quân. Tinh Thiều, một người giỏi văn chương, từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng nhà Lương chỉ bổ cho chức "Quảng Dương môn lang", nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bôn. Sử cũ cho rằng, lúc bấy giờ ông làm chức giám quân ở châu Cửu Đức (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), liên kết với hào kiệt mấy châu đứng lên chống lại nà Lương đều "nhất hô, bá ứng". Quân của Lý Bôn đánh cho Tiêu Tư thua chạy về Quảng Châu và chiếm lấy Long Biên. Tháng 12 năm 542, vua Lương sai Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng sang trả thù. Thứ sử Quảng Châu không đồng ý nhưng Tiêu Tư vẫn thúc giục tràn sang. Tử Hùng đi đến Hợp Phố, quân lính mười phần chết đến quá nửa, thành đám tàn quân, tan rã dần. Đến năm 543, tháng 4, vua Lâm Ấp xâm chiếm quận Nhật Nam, Lý Bôn sai Phạm Tu đánh tan địch ở Cửu Đức.

Theo các sử gia thì việc Lý Bôn đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là Hoàng Đế, định niên hiệu, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn phương Bắc là sự khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc và sự bền vững muôn đời của đất trời phương Nam. Tưởng nhớ Lý Namon> Đế, người anh hùng dân tộc mở đầu nền độc lập, tự chủ của đất nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ ông theo nghi lễ thờ vua. Tính riêng ở miền Bắc có hơn 200 đền, miếu thờ Lý Bí và các tướng của ông. Làng Cổ Trai vẫn còn đền, miếu thờ Vua Tiền Lý (Lý Bôn) và Tả Tướng quân Triệu Quang Phục. Cách ngôi đền thờ vua Tiền Lý khoảng 200 mét là khu miếu cổ, cạnh đó là đền Quốc Mẫu, tương truyền nơi đây thờ phu nhân Tướng quân Triệu Túc...Người dân làng Cổ Trai cũng dựng đền, đình thờ Lý Bí, coi ông là Thành Hoàng làng. Đình, đền Cổ Trai được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Bài và ảnh: LÊ QUANG VIỆN

(Tài liệu tham khảo: - Tiên Hưng phủ chí.

- Ngàn năm đất và người Thái Bình. - Tư liệu của cố GS Trần Quốc Vượng.)

  • Từ khóa