Người mở đường cách mạng
Xác định, công tác tuyên truyền thời điểm này rất quan trọng, bởi vì công tác vận động cách mạng đóng vai trò hết sức quan trọng và cấp bách. Công việc in báo và các tài liệu tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Bằng kiến thức học tập được ở lớp huấn luyện chính trị, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tập trung soạn thảo các tài liệu tuyên truyền trên cơ sở lý luận cách mạng và nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Tổng bộ.
Thuở ấy, chiếc máy in báo và tài liệu tuyên truyền là một phiến đá được mài nhẵn, bản in viết tay, cơ sở in đặt ngay trước mắt kẻ thù. Trong điều kiện khó khăn và hiểm nguy luôn rình rập, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh vẫn kiên nhẫn làm việc, tỉnh táo và gan góc. Bây giờ có dịp nhìn ngắm chiếc máy in bằng phiến đá mài nhẵn, đơn sơ, hậu thế không thể tưởng tượng được những ấn phẩm báo chí và tài liệu tuyên truyền cách mạng nóng bỏng vẫn đến tay quần chúng cách mạng kịp thời. Vốn thông minh, học một biết mười nên Nguyễn Đức Cảnh được bạn học hết mực yêu quý. Những năm tháng học tập ở trường Thành Chung, Nguyễn Đức Cảnh kết thân với Đặng Xuân Khu, Phan Đình Khải, Lương Khánh Thiện…Dấu mốc quan trọng có ý nghĩa tác động lớn làm thay đổi nhận thức của không nhỏ lớp học sinh trường Thành Chung, trong đó có Nguyễn Đức Cảnh đó là thời điểm tháng 11-1925 khi thực dân Pháp kết án cụ Phan Bội Châu. Hơn một năm sau, ngày 11-3-1926 nhà yêu nước Phan Chu Trinh mất. Phong trào truy điệu và để tang cụ Phan từ Sài Gòn đã lan ra ngoài bắc. Tranh thủ phong trào đấu tranh đòi được tổ chức lễ truy điệu cụ Phan của nhân dân, học sinh trường Thành Chung được các nhà nho và nhân dân và công nhân nhà máy Dệt Nam Định ủng hộ đã tập hợp đứng lên. Những người khởi xướng là Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Khắc Lương, Đặng Xuân Khu, Nguyễn Tường Loan, Đặng Châu Tuệ...Học sinh trong trường bãi khóa và tổ chức thành công lễ truy điệu cụ Phan. Theo sử liệu sự kiện để tang cụ Phan đã gây tiếng vang lớn trong cả nước, thực dân Pháp cay cú chúng ép buộc Giám hiệu nhà trường kỷ luật một số thầy giáo và một số lớn học sinh. Theo quyết định số 1654E ngày 30-04-1926 của thống sứ Rôbanh thì 47 học sinh năm thứ 4 và 7 học sinh năm thứ 3 trong đó có Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Tường Loan, Đặng Xuân Khu bị đuổi học vĩnh viễn. Trước đó, từ những năm 1922 đến 1926 các hoạt động yêu nước của học sinh trường Thành Chung đã liên tục nổ ra dưới nhiều hình thức, Nguyễn Đức Cảnh cũng là thành viên tích cực, đáng lưu ý là đội kịch không chuyên của trường mà Nguyễn Đức Cảnh là hạt nhân văn nghệ tích cực tham gia nhằm tuyên truyền chủ trương cách mạng, đồng thời khích lệ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân được rất nhiều khán giả ủng hộ. Sau cuộc bãi khóa và bị đuổi học, Nguyễn Đức Cảnh lên Hà Nội học đánh máy chữ, làm thư ký cho hiệu ảnh Hưng Ký, sau đó chuyển sang làm thợ sắp chữ ở nhà in rồi làm giáo viên Trường tư thục Côn Ích. Nhân cơ hội có việc làm Nguyễn Đức Cảnh càng nung nấu quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân khỏi ách lầm than nô lệ. Sẵn có mối liên hệ gần gũi và đầy thiện cảm với các tầng lớp công nhân ngay từ khi còn đang học ở trường Thành Chung, Nguyễn Đức Cảnh quyết tâm gia nhập đội ngũ những người vô sản công nhân lao động bằng chính con đường lao động của bản thân mình. Sinh ra trong một gia đình nho giáo, thân phụ Nguyễn Đức Cảnh là nhà nho yêu nước, đỗ cử nhân năm 1888, ra làm quan triều Nguyễn, nhưng "bất đắc chí" đã bỏ về quê dạy học. Sinh thời, ông đã từng theo Tạ Quang Hiện (Đề Hẹn) dấy binh khởi nghĩa. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Đề Hẹn bị thất bại, ông sang dạy học ở làng Cựu Đôi huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Những khi về quê, ông thường ghé qua chỗ bạn thân ở làng Cổ Am, rồi ông gặp người con gái họ Trần. Mối tình nảy nở, duyên kết trái, ông nên duyên vợ chồng cùng bà Trần Thị Thùy và làm trai tế họ Trần ở làng Cổ Am. Họ Trần ở làng Cổ Am cũng vốn là dòng dõi Hoàng thân quốc thích. Theo gia phả, Trần Khắc Trang, một tôn thất họ Trần nổi lên chống lại quân xâm lược nhà Minh, nhưng cuộc chiến thất bại, ông lui về làng Cổ Am lập nghiệp. Từ đó, dòng họ Trần ở làng Cổ Am liên tục có người đỗ đạt cao. Năm lên bảy tuổi, thân phụ Nguyễn Đức Cảnh đột ngột qua đời, cảnh nhà túng thiếu, người bạn thân của thân phụ Nguyễn Đức Cảnh là Nguyễn Đạo Quán đang làm tri phủ huyện Thái Ninh đã xin Nguyễn Đức Cảnh về nuôi. Thân mẫu Nguyễn Đức Cảnh thương con vô cùng nhưng cảnh nhà quẫn bách nên đành lòng để con theo cố nhân. Tri phủ Thái Ninh cũng rất thương yêu Nguyễn Đức Cảnh, bởi tính thông minh, chăm chỉ và ngoan ngoãn. Nguyễn Đạo Quán quyết tâm cho Cảnh học nên người. Nhưng rồi, Nguyễn Đạo Quán bị cách chức, không còn là tri phủ Thái Ninh nữa, cuộc sống của Nguyễn Đức Cảnh lại bị đảo ngược. May thay, Trần Mỹ, tuần phủ Thái Bình, bạn cố tri với thân phụ Nguyễn Đức Cảnh đã đón về nuôi. Về ở với Trần Mỹ, Nguyễn Đức Cảnh đã phải đổi sang họ Trần và được học hết bậc tiểu học rồi được gửi sang trường Thành Chung (Nam Định) học tiếp. Những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai, chính quyền cai trị Pháp tiếp tục bần cùng hóa nông dân, đẩy nông dân các tỉnh Thái Bình, Nam Định...vào cảnh "bán vợ, đợ con" cùng đường phải vào làm thuê cho các đồn điền, nhà máy, xí nghiệp của tư sản Pháp. Trở thành công nhân, họ không có trong tay tư liệu sản xuất, chỉ biết tối ngày làm thuê cho chủ. Bị bóc lột sức lao động một cách tàn nhẫn, công nhân các nhà máy sợi, máy tơ, máy rượu ở thành phố Nam Định phải làm việc nhiều giờ trong ngày lại thường xuyên bị đánh đập nên đã tập hợp lại với nhau đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, cúp phạt...Thực tế sinh động ấy đã tác động rất lớn đến nhận thức của Nguyễn Đức Cảnh về giai cấp công nhân Việt Nam. Nguyễn Đức Cảnh tìm cách làm quen với một số công nhân nhà máy dệt Nam Định và mạnh dạn thâm nhập, tìm hiểu đời sống công nhân, cùng với họ tìm cách đấu tranh với giới chủ và các cai ký nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân. Khát khao đi tìm lý tưởng, cuối năm 1926, sau khi bị đuổi học ở trường Thành Chung vì bãi khóa, Nguyễn Đức Cảnh không trở lại gia đình tuần phủ Trần Mỹ nữa, "thất học" thì phải đi tìm việc làm tự nuôi sống bản thân khi sức đang dài, vai đang rộng", Nguyễn Đức Cảnh quyết định lên Hà Nội lập nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng trong lúc cuộc sống ngoài xã hội đương thời hết sức khó khăn, thợ thuyền thất nghiệp, để kiếm được việc làm chốn đô thành là một giấc mơ. Tháng 9 năm 1927, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được Quốc dân đảng cử sang gặp Tổng bộ Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội tại Quảng Châu - Trung Quốc, mặc dù không được trực tiếp gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vì thời điểm này Người đã trở lại Matxcova, tại đây, đồng chí đã được học tập các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc do các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn giảng lại, đặc biệt cuốn "Đường Kách mệnh" của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã có tác động rất lớn đến tầm nhận thức của người thanh niên giàu nhiệt huyết. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã nhận thấy rõ con đường cách mạng Việt
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, người mở đường hoạt động của tổ chức cách mạng non trẻ hướng vào đội ngũ công nhân, nhất là những cơ sở đã có hội viên, bắt đầu hình thành những cơ sở của tổ chức thanh niên đầu tiên như nhà máy xi măng; cảng Sáu kho; xưởng cơ khí Ca - Rông; nhà máy tơ; nhà máy chai; nhà máy điện cửa cấm; nhà máy bát; xưởng hàn; hãng dầu Pháp - Á; trường Bo - na...
Bài và ảnh: LÊ QUANG VIỆN
Tin cùng chuyên mục
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
- Khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV - 2023” 23.11.2023 | 02:46 AM
- Thành phố bình xét thôn tổ dân phố văn hóa năm 2023 09.11.2023 | 19:31 PM
- Tối nay (26/10): Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ ba 26.10.2023 | 14:28 PM
- Tọa đàm Âm nhạc Thái Bình trong thời kỳ đổi mới 12.10.2023 | 16:30 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh