Đam mê, sáng tạo thúc đẩy nghệ thuật sân khấu phát triển
Truyền nghề - học nghề trên sân khấu lớn
Từ đầu năm đến nay, các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Thái Bình đã tổ chức hơn 60 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ khán giả trong và ngoài tỉnh. Để chương trình đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đặc biệt trong các chương trình lễ hội truyền thống tại địa phương, Nhà hát chú trọng biểu diễn nhiều vở chèo cổ, đưa nghệ thuật chèo đến gần với khán giả như các vở “Lưu Bình - Dương Lễ”, “Duyên phận Ba Đào”, “Quan Âm Thị Kính”, “Nỗi đau lòng mẹ”... Ngoài ra còn có các trích đoạn chèo cổ và các giá hát chầu văn. Đây đều là những vở chèo nổi tiếng, được Nhà hát thường xuyên quan tâm phục dựng. Trong đó, với phương châm bảo tồn nghệ thuật truyền thống bằng con người, Nhà hát huy động sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ, diễn viên trẻ đối với các vở, trích đoạn chèo cổ.
Là diễn viên trẻ được tin tưởng giao đảm nhận vai chính Thị Kính trong vở chèo cổ “Quan Âm Thị Kính”, chị Lê Thị Hồng Vân (đoàn 1) cho biết: Nhiều năm qua, Nhà hát luôn tạo điều kiện cho các diễn viên trẻ được tập luyện, tham gia các cuộc thi tài năng trẻ diễn viên chèo toàn quốc, liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc, liên hoan chèo... Từ việc được Nhà hát tạo điều kiện phát triển chuyên môn, tôi đã giành 1 huy chương vàng cuộc thi tài năng trẻ diễn viên chèo toàn quốc và một số giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan. Tôi nhận thấy thuận lợi nhất của chúng tôi hiện nay là được đứng chung sân khấu với các NSND, NSƯT đã có nhiều năm kinh nghiệm. Đồng thời, chúng tôi được các nghệ sĩ trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, đồng hành từ khâu tiếp nhận kịch bản đến từng điệu bộ, cử chỉ, lời nói trên sân khấu sao cho bám sát tâm lý nhân vật mà mình đang thể hiện. Đối với vai Thị Kính, đây là vai nữ chín mẫu mực trong chèo cổ; từ kinh nghiệm diễn xuất của bản thân, tôi đầu tư nghiên cứu kịch bản, xem video clip các nghệ sĩ đã biểu diễn trước, lắng nghe chia sẻ của các nghệ sĩ đã từng đảm nhận vai diễn này, từ đó rút ra cho mình nhiều bài học.
NSND Trần Ánh Điện, Trưởng đoàn 2, Nhà hát Chèo Thái Bình chia sẻ: Song song với việc huy động đội ngũ diễn viên trẻ tham gia phục dựng các vở chèo cổ, thời gian vừa qua Nhà hát đã chủ động ghi hình để bảo lưu và quảng bá trên các hạ tầng mạng vở “Quan Âm Thị Kính”, trích đoạn “Vợ chồng ông chài”, “Chôn hề”. Thời gian tới, hoạt động này sẽ tiếp tục được thực hiện. Điều này không chỉ đóng góp vào công tác bảo tồn, phát triển di sản nghệ thuật mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật chèo, góp phần quảng bá, phát triển du lịch của tỉnh từ di sản văn hóa phi vật thể.
Nghệ sĩ nhân dân Quốc Anh cùng nghệ sĩ Nhà hát Chèo Thái Bình trong trích đoạn “Lý trưởng - mẹ đốp” phục vụ khán giả.
Khó khăn về nhân lực
Nhiều cách làm hay và linh hoạt trong bảo tồn nghệ thuật truyền thống thu hút sự quan tâm, tham gia của khán giả, tuy nhiên, theo NSƯT Nguyễn Quang Lai, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Thái Bình, hiện nay nguồn nhân lực của Nhà hát chưa thể bảo đảm cho việc dàn dựng những chương trình nghệ thuật lớn. Đối với chương trình ca múa nhạc “Về miền lúa hát” mà Nhà hát mới công diễn báo cáo hội đồng nghệ thuật vừa qua phục vụ liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, trong quá trình thực hiện, khó khăn lớn nhất là về con người. Tuy là chương trình ca múa nhạc nhưng để có thể đáp ứng đủ số lượng diễn viên theo ý tưởng của đơn vị sáng tạo nghệ thuật, Nhà hát đã huy động cả 3 đoàn nghệ thuật, gồm cả các diễn viên hiện đang hoạt động ở loại hình nghệ thuật chèo, cải lương.
NSƯT Nguyễn Quang Lai chia sẻ: Để thực hiện chương trình này, Nhà hát đã mời các nghệ sĩ nổi tiếng từ trung ương về hỗ trợ lên ý tưởng, dàn dựng trong hơn 2 tháng. Chương trình có 2 tiết mục hòa tấu dàn nhạc tạo nên điểm nhấn ấn tượng là “Mùa lúa chín”, “Lới lơ xuống phố” với sự kết hợp giữa dàn nhạc dân tộc và dàn nhạc hiện đại, tạo nên sự khác biệt so với những chương trình nghệ thuật trước đây. Tuy nhiên, để hoàn thành bản hòa tấu này là cả cố gắng rất lớn của Nhà hát trong điều kiện hạn chế về nguồn nhân lực cho dàn nhạc hiện đại. Ngoài ra, chương trình huy động sự tham gia rất lớn của đội ngũ diễn viên múa trong khi hiện nay nguồn nhân lực trẻ chưa thể đáp ứng. Mong muốn của Nhà hát hiện nay là được bổ sung nguồn nhân lực để kịp thời đào tạo, truyền nghề, bảo đảm chất lượng nghệ sĩ kế cận trong cả 3 đoàn nghệ thuật.
Tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu phát huy nguồn vốn văn hóa, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, góp phần phát triển bền vững đất nước. Tin tưởng, với tâm huyết của các thế hệ nghệ sĩ Nhà hát Chèo Thái Bình, sân khấu nghệ thuật chuyên nghiệp tại Thái Bình sẽ góp phần tích cực phát huy, quảng bá giá trị tốt đẹp, tương xứng với tiềm năng, lợi thế về di sản văn hóa phi vật thể hiện có.
Chương trình ca múa nhạc.
Tú Anh
Tin cùng chuyên mục
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
- Khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV - 2023” 23.11.2023 | 02:46 AM
- Thành phố bình xét thôn tổ dân phố văn hóa năm 2023 09.11.2023 | 19:31 PM
- Tối nay (26/10): Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ ba 26.10.2023 | 14:28 PM
- Tọa đàm Âm nhạc Thái Bình trong thời kỳ đổi mới 12.10.2023 | 16:30 PM
Xem tin theo ngày
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Khen thưởng 113 tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2024
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động
- Trên 978.500 đại biểu tham gia hội nghị quán triệt, triển khai về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Đánh giá kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước