Thứ 3, 06/08/2024, 03:09[GMT+7]

Hướng đến một thị trường mỹ thuật lành mạnh, chuyên nghiệp

Thứ 2, 19/01/2015 | 10:47:22
1,137 lượt xem
Với mục tiêu “đưa mỹ thuật Việt Nam phát triển ngang tầm khu vực và từng bước theo kịp các nước phát triển” mà Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dường như ngành mỹ thuật nước nhà đang đứng trước áp lực không nhỏ khi yếu tố hết sức quan trọng là thị trường mỹ thuật lâu nay còn lộn xộn, yếu kém.

Tranh phố cổ Hà Nội của họa sĩ Bùi Xuân Phái.

 

Một thị trường non trẻ, tự phát

Sau gần 30 năm mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường, thị trường mỹ thuật Việt Namon> đã có những biến đổi lớn. Các nghệ sĩ Việt Namon> không những khẳng định được tài năng trong nước mà còn hướng đến thị trường thế giới, có cơ hội mở rộng giao lưu với các nền nghệ thuật lớn năm châu. Khoảng giữa những năm 90 của thế kỷ 20, các ga-lơ-ry bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

 

Tuy nhiên, cho đến nay nhìn chung các ga-lơ-ry trong nước (đặc biệt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) chỉ mới có một số ít được tổ chức khang trang, hoạt động khá chuyên nghiệp, trở thành một địa chỉ văn hóa. Còn lại đa số diện tích nhỏ, trưng bày lộn xộn, thực chất chỉ là cửa hàng bán đủ các loại tranh, nhiều nơi bán tranh chất lượng nghệ thuật thấp. Có thể nói, thị trường mỹ thuật Việt Namon> vẫn còn nhỏ lẻ và thiếu chuyên nghiệp.

 

"Ðại nạn" tranh giả hoành hành

 

Sau một thời kỳ thăng hoa, bùng nổ, mỹ thuật Việt Namon> những năm gần đây rơi vào giai đoạn trầm lắng một cách đáng lo ngại. Chưa có một thị trường thực thụ, chuyên nghiệp thì đã phải chịu sự tiến công, hoành hành của nạn tranh giả, tranh chép. Không dừng ở việc làm giả tranh của các bậc thầy, tranh của các họa sĩ trẻ bán chạy lập tức cũng có hàng nhái, thậm chí các tác giả còn tự chép tranh đã bán của mình bán lại lần hai, lần ba... với giá rẻ hơn. Không có ai chịu trách nhiệm, cũng không một cơ quan nào đứng ra phân loại thật, giả. Thực trạng đáng buồn này đã làm ảnh hưởng đến thanh danh của các nghệ sĩ đích thực, làm mất uy tín của thị trường mỹ thuật Việt Namon> vừa mới manh nha hình thành.

 

Có thể thấy, sự lộn xộn, yếu kém của thị trường mỹ thuật thời gian qua do một số nguyên nhân căn bản. Trước hết, ở sự quản lý nhà nước đối với thị trường còn quá lỏng lẻo, thể hiện rõ trong việc giao dịch mua bán không có sự tham gia của cơ quan thuế; những sản phẩm trị giá có khi tới tiền tỷ được thực hiện trong một thị trường phi kiểm soát. Thêm vào đó, là sự thiếu tự giác của chính các tác giả trong việc tránh đăng ký bản quyền và nộp thuế. Ðiều này dẫn đến tình trạng không thể phân xử trong trường hợp xảy ra tranh chấp, làm mất uy tín của mỹ thuật Việt Namon> trong con mắt các nhà sưu tập quốc tế. Và chính sự mất kiểm soát của các nhà quản lý, thiếu tự giác của người làm nghệ thuật đã đẩy một thị trường còn non trẻ vào tay những kẻ cơ hội, vì lợi nhuận làm tổn hại đến tên tuổi nghệ sĩ và mất đi niềm tin của công chúng với nghệ thuật.

 

Thị trường trong nước - nhu cầu cấp thiết

 

Rất nhiều nhà chuyên môn và nghệ sĩ cùng đánh giá cao tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển một thị trường mỹ thuật trong nước lành mạnh, chuyên nghiệp.

 

Một số giải pháp bước đầu nhằm xây dựng một thị trường mỹ thuật lành mạnh đã được đề cập đến như cần luật hóa thị trường và tác quyền mỹ thuật; thành lập các hội đồng và cơ quan thẩm định; tổ chức các phiên đấu giá và ủng hộ các nhà đấu giá; tăng cường sự gắn kết giữa nghệ sĩ và nhà phê bình, nghiên cứu mỹ thuật nhằm hỗ trợ sáng tác và định hướng, thông tin chính xác về thị trường... Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến chính sách, chiến lược và đầu tư cho ngành trong nhiều lĩnh vực quan trọng vẫn tiếp tục được đặt ra như việc đào tạo phát triển nhân lực; hỗ trợ, tài trợ sáng tác, cơ chế tài chính trong việc mua bán, sưu tập mỹ thuật; xây dựng, nâng cấp các nhà triển lãm địa phương, bảo tàng mỹ thuật đương đại tại một số thành phố lớn; tạo cơ chế, chính sách đặc thù cho hoạt động của bảo tàng tư nhân...

 

Theo NDĐT

  • Từ khóa