Phú Thọ: Năm 2016 sẽ đưa hát xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp
Rộn ràng đêm hội hát xoan của tỉnh Phú Thọ (Nguồn ảnh: baophutho.vn)
Theo đó, tỉnh Phú Thọ tập trung bảo tồn, truyền dạy và thực hành; nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn tổng tập hát xoan Phú Thọ; tổ chức các hoạt động biểu diễn và giao lưu trong nước; tăng cường tuyên truyền quảng bá; lập dự án bảo quản, tu bổ, khôi phục các di tích và kiểm kê hát xoan trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng đã quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các phường xoan để chủ động truyền dạy và tổ chức các hoạt động, đồng thời chi tiền thù lao cho các nghệ nhân và học viên tham gia các lớp truyền dạy.
Ngoài việc truyền dạy bài bản về xoan, các học viên còn được tìm hiểu các đặc trưng của hát xoan Phú Thọ do nhà nghiên cứu âm nhạc và nghệ nhân phổ biến trao đổi. Ngoài ra, để bảo tồn các bài xoan cổ, tỉnh Phú Thọ đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa… điều tra, sưu tầm các bài xoan cổ để ghi âm, ghi hình in xuất bản các bài hát xoan cổ phục vụ cho công tác truyền dạy và nghiên cứu tìm hiểu về hát xoan, trên cơ sở đó lên kế hoạch phục hồi, bảo tồn, truyền dạy, thực hành hát xoan trong cộng đồng địa phương ở bốn phường xoan gốc.
Để đạt hiệu quả, bước đầu tỉnh Phú Thọ đã sắp xếp các học viên theo nhóm tuổi. Cụ thể, có các nhóm thanh niên, nhóm thiếu niên và nhóm trung niên. Nhóm thiếu niên được đào tạo với mục đích "gieo mầm". Nhóm thanh niên được đào tạo với mục đích là trình diễn đúng lề luật ca hát và biểu diễn trong các không gian thờ vua. Nhóm trung niên là đội ngũ mở rộng sinh hoạt hát xoan trong cộng đồng.
Lớp đào tạo nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát xoan diễn ra từ ngày 10/11/2013 đến ngày 12/1/2014 thu hút 62 học viên, đến từ 4 phường xoan gốc gồm: Phù Đức, Kim Đới, Thét, An Thái thuộc hai xã Kim Đức, Phượng Lâu, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Qua hai năm đào tạo, 62 học viên đã được tham gia học tập tìm hiểu những đặc trưng của hát xoan Phú Thọ do nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan giảng dạy và được 15 nghệ nhân luân phiên truyền dạy 20 bài xoan như: Đón đào, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Nhập tịch mời vua, Đóng đám...
Ngoài ra, tại các xã Hùng Lô, Kim Đức, Phương Lâu còn tổ chức 3 lớp học hát xoan công đồng với hơn 100 học viên tham gia gần 25 bài xoan cổ...
Chương trình truyền dạy hát xoan đã khẳng định bước thành công ban đầu trong việc triển khai nhiệm vụ “Bảo tồn, truyền dạy và thực hành hát xoan Phú Thọ”. Đây là một trong những hoạt động thiết thực để di sản “Hát xoan Phú Thọ” mãi tồn tại, gắn bó trong đời sống văn hóa của nhân dân tỉnh Phú Thọ nói tiêng và đồng bào trong cả nước, bạn bè quốc tế nói chung.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch, chùm phường xoan An Thái, xã Phượng Lâu cho biết: Việc tổ chức truyền dạy hát xoan cho các lớp kế cận là việc làm ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của xoan trong tương lai. Đây là mấu chốt để ngoài việc sớm đưa hát xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp còn là mục tiêu lâu dài để Phú Thọ phát huy giá trị di sản văn hóa hát xoan cho muôn đời sau…
Bên cạnh đó, việc đào tạo nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát xoan là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại hát xoan Phú Thọ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là nội dung quan trọng quyết định tính bền vững cho sự bảo tồn lâu dài của hát xoan, phát huy vai trò của các nghệ nhân cao tuổi đào tạo nghệ nhân trẻ, để đến năm 2015 có thể trở thành lớp nghệ nhân kế cận các lớp nghệ nhân cao tuổi hiện nay làm nhiệm vụ truyền dạy cho các thế hệ sau này.
Giai đoạn 2016-2020, việc phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể hát xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương sẽ gắn với hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ (thông qua các hoạt động trình diễn tại các phường hát xoan, các di tích hát xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương); tăng cường đưa hát xoan tham gia các cuộc giao lưu quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể; phấn đấu đến năm 2020, các lễ hội, tục lệ hát xoan truyền thống được khôi phục; từ đó, xây dựng thành không gian văn hóa hát xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Theo dangcongsan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam