Thứ 7, 23/11/2024, 12:35[GMT+7]

Chiếc trống khổng lồ của giáo dân Hoàng Xá

Thứ 6, 24/12/2010 | 09:45:40
5,768 lượt xem
Giáo dân Hoàng Xá (xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đón lễ Giáng sinh 2010 trong tâm trạng vui mừng, phấn khởi.

Chiếc trống khổng lồ tại Giáo xứ Hoàng Xá

Chiếc trống cái của giàn trống Hoàng Xá mới được bổ sung có chiều cao là: 2,65m, đường kính 2,17m, nó nặng đến một tấn. Những người thợ làm ở đây cho hay, nó có thể chứa đựng được 10 tấn thóc.

 

Để hoàn thành cái trống lớn này, phải tốn mất 31 cây mít (trong đó có những cây mít hàng trăm năm tuổi), 9kg ốc vít, 10m tre luồng để chẻ ra làm đinh tán đai trống, 18 lít keo gắn hai thành phần và 16kg sơn quét trang trí. Riêng da trâu dùng để băng hai mặt, phải nhờ các nghệ nhân ở các làng nghề nổi tiếng liên hệ đặt mua trong vòng 6 tháng ở bên Trung Quốc và Lào mới có được.

 

Tham gia làm trống có 50 người (13 thợ làm chính), những người thợ đã lao động liên tục trong hơn 3 tháng, mất 350 công: cưa, bào, đục, tiện, chạm trổ sơn, vẽ… Lúc căng mặt trống, 8 người đàn ông lực lưỡng khỏe mạnh nhảy lên để dàn cho mặt da dãn đều. Cụ Phạm Công Nghị (74 tuổi, quê ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Namon> ) – một nghệ nhân có 50 năm trong nghề cho biết :“Trong đời làm nghề, tôi chưa từng bưng một chiếc trống nào to như lần này”.

 

Theo ông Phạm Ngọc Khanh – tổ trưởng đội làm trống, muốn làm được chiếc trống lớn như thế này, trước tiên phải lấy một chiếc trống nhỏ để làm chuẩn mực, rồi dựa trên nguyên lý đó đưa vào máy vi tính để căn chỉnh tọa độ, kích thước… và tính toán một cách rất tỷ mỉ sao cho bản vẽ thật chi tiết chuẩn mực. Công đoạn chuẩn bị bắt tay vào làm, cũng rất công phu, họ phải thuê, mượn: tre, gỗ, các bộ khung dàn ráo của thợ xây về để thi công.

 

Ngoài ra, để đảm bảo vững chắc mỗi khi di chuyển trống, người ta còn phải sử dụng đến các cây tuýp sắt dựng thành các đường vanh làm xương cốt bên trong. Muốn leo lên đánh trống lớn này, họ phải thiết kế một chiếc cầu thang xoáy trông ốc và phải dùng chiếc dùi dài đến 1m. Ông Khanh cho biết: “Âm vang của tiếng trống có thể vọng đi trong 4km2, ở vùng nông thôn”.

 

Những người làm trống ở đây, chủ yếu đang hành nghề làm thợ mộc, nhiều năm qua, họ đã tự tay mình làm ra được một dàn trống khổng lồ (từ 8 năm trước Hoàng Xá đã cho ra đời một dàn trống đứng đầu tỉnh Thái Bình). Nhiều du khách đến thăm quan đều thán phục trước những bàn tay của người thợ tại đây.

 

Hiện tại, giáo xứ Hoàng Xá có một dàn trống với 33 cái, trong đó có những cái trống chiều cao lên tới:1,25m, đường kính: 1,50m và một bộ cồng chiêng gồm 22 chiếc chuyên để phục vụ các ngày lễ của địa phương. Ông Phạm Văn Thuần – Trùm giáo xứ Hoàng Xá cho hay, chiếc trống lớn hoàn thành, chủ yếu đều do bàn tay các người thợ nằm trong đội trống của giáo xứ làm, duy nhất bưng trống là mời cụ Nghi ở Hà Namon> sang giúp. 

 

Hiện nay, chiếc trống “sấm” lớn nhất Việt Nam được làm năm 2001, cao 2,65m, mặt trống đường kính 2,01m đang được đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội. Chủ nhân làm trống là anh Bùi Minh Tuấn, người làng Đọi Tam, huyện Duy Xuyên, tỉnh Hà Namon>. Giàn trống của Giáo xứ Hoàng Xá cũng vừa lên biểu diễn tại Hà Nội trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

 

Được biết, 25 cây mít để dùng làm tang trống là do các giáo dân nơi đây đóng góp và ý tưởng làm chiếc trống khổng lồ này chỉ để nhằm phục vụ những ngày lễ hội trong tỉnh và các khu vực khác, chứ chua hề có ý định làm thủ tục đăng kỷ kỷ lục Guiness Việt Namon>.

 

 

                                                          Phạm Thị Khuyên

 

                    Bưu điện văn hóa xã Trọng Quan- Đông Hưng- Thái Bình

  • Từ khóa