Bảo vệ cây di tích - trách nhiệm không của riêng ai
Cây Sanh tại cụm Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Lưu Xá (xã Canh Tân, huyện Hưng Hà).
Biểu tượng thanh bình của làng quê
Đền Vô Hối thuộc xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy là nơi thờ Ả Nương công chúa - nữ tướng đã cùng Trưng Vương đứng lên khởi nghĩa diệt giặc Tô Định nhà Hán, đã được UBND tỉnh cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa năm 2014.
Lễ hội truyền thống đền Vô Hối năm nay càng thêm long trọng bởi lễ đón Bằng công nhận Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam cho hai cây gạo và cây đề thuộc khuôn viên di tích. Trong kháng chiến, vị trí của cây gạo và cây đề từng là nơi hội họp, sinh hoạt chính trị bí mật của bộ đội và nhân dân cũng như du kích địa phương. Đây cũng là nơi tiễn đưa bao thanh niên trai tráng của địa phương lên đường nhập ngũ. Dưới bóng cây xanh mát, các thế hệ tiếp nối nhau lớn lên, trưởng thành. Cây gạo và cây đề đã gắn bó với bao kỷ niệm, ký ức của người dân xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy.
Cây đa di sản xã Thụy Bình (Thái Thụy).
Nói rộng ra, trong không gian sống của mỗi làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, cây cổ thụ được ví như cụ già nhân từ, là "cây cao bóng cả" tỏa bóng mát che chở, là biểu tượng rất đỗi mộc mạc, thiêng liêng trong tâm thức của người Việt. Bên mái đình cổ kính rêu phong, cây cổ thụ như vị thần linh thiêng gìn giữ đất đai, che chở, bảo vệ dân làng. Bởi vậy, cây cổ thụ không đơn thuần là một cá thể thực vật mà nó gắn với văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh của làng xã. Hơn thế, dưới tàng cây còn bao nhiêu lớp trầm tích văn hóa gắn với cộng đồng hàng trăm năm, gắn với những câu chuyện lịch sử của một thời trong công cuộc khai khẩn chinh phục thiên nhiên. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Cây cổ thụ xanh tốt, vươn cành chở che tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, làm cho mỗi chúng ta đến thăm di tích cũng cảm thấy tâm hồn được thư thái, hòa quyện vào với thiên nhiên hơn.
Trong quá trình phát triển, đình, đền, chùa có thể hạ giải, trùng tu vài lần hoặc bị tàn phá do chiến tranh. Nhưng các cây cổ thì vẫn sống hiên ngang giữa đất trời. Ở một số nơi, dù bom đạn tàn phá, đền chùa đổ nát, thân cây từng hứng chịu bao nhiêu thương tích nhưng cây vẫn sống. Cây cổ chính là vật chứng, chứng kiến sự thăng trầm lịch sử của làng quê.
Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam
Trên địa bàn tỉnh hiện có 109 cây được công nhận Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Việc tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa của các "cụ" cây mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ cây cổ thụ, cây gắn với di tích lịch sử văn hóa. Thông qua đó, còn góp phần động viên tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, cây bóng mát ở những nơi công cộng.
Cây Sanh di sản đền Vua Rộc xã Vũ Ninh (Kiến Xương). Ảnh: Trịnh Cường
Cổ thụ cho trái chín, cho bóng mát, cho không gian vui chơi và chuyện trò, cho không gian tưởng tượng và mơ ước, cho các bài học đầu đời và cho muôn vàn kỷ niệm sâu nặng với quê hương. Sự góp mặt của cây cổ thụ cho phép con người duy trì một mối quan hệ hài hòa với tự nhiên. Ở đó, con người vừa khai thác vừa tuân theo tự nhiên để tồn tại và phát triển. Thế nên, cây cổ thụ đã trở thành tài sản thiêng liêng bất khả xâm phạm, là niềm tự hào chung của các thành viên trong làng. Và mỗi làng quê đều trở nên đẹp hơn, thân thương hơn nhờ cây cổ thụ.
Trong khi ở nơi này nơi khác đã có những cây cổ thụ bị chết do tác động của con người thì việc công nhận cây di tích lịch sử văn hóa mỗi năm sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân, bởi họ là những người biết nâng niu, trân trọng những cây di sản của mình hơn ai hết. Chính người dân khi có hiểu biết khoa học sẽ là người bảo vệ, chăm sóc và gìn giữ những cây di sản một cách tốt nhất, để "cây đa - bến nước - sân đình" mãi là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của người dân đất Việt.
Tiêu chí Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam 1. Cây có từ 50 năm trở lên; |
Ông Đào Mạnh Hạ, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Hội Sinh vật cảnh các cấp trong tỉnh có trách nhiệm động viên cán bộ, hội viên tích cực tham gia không những bảo tồn những giá trị văn hóa của quê hương, đó là bảo tồn những cây cổ thụ, Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam mà còn tích cực vận động nhân dân trồng cây xanh bóng mát để cải thiện cuộc sống ngày càng tốt hơn. Ông Đào Xuân Hồi, xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương Cây cổ thụ vừa là di tích văn hóa của làng vừa chứng kiến điều kiện sống, sự phát triển của làng. Vậy nên hình ảnh của cây gây xúc động rất lớn đối với những người đi xa và những người ở làng thì luôn rất tự hào. Ngày nay khi đường làng đã được bê tông hóa. Dậu tre cũng được thay bằng tường gạch thì việc trông coi, gìn giữ những cây cổ thụ sẽ góp phần tô đẹp cho làng quê nông thôn mới. Anh Đặng Văn Cựu, xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy Tham gia vào lễ đón Bằng công nhận Cây di tích lịch sử văn hóa cho 2 cây gạo và cây đề, chúng tôi cảm thấy rất tự hào và phấn khởi. Chúng tôi phấn đấu và cố gắng để làm sao giữ gìn được những di sản của quê hương chúng tôi. Đây cũng là nét đẹp để chúng tôi giáo dục con cháu về truyền thống vẻ vang của quê hương.
Anh Tú
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam