Di sản Hán Nôm ở Thái Bình: Cách nhìn nghiêng về văn hóa
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bản sắc văn hóa dân tộc lưu truyền hậu thế qua nhiều kênh, tuy nhiên, thông qua văn tự khắc trên bia đá, chuông đồng ở làng quê cùng thần tích thờ thành hoàng làng và các phúc thần trong làng là có sự gắn bó mật thiết hơn, đặc biệt trong đời sống tinh thần của mỗi cộng đồng làng xã. Nó được coi là tài sản chung bất khả xâm phạm của mỗi làng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, loại hình văn tự này một thời bị phá bỏ, tiêu hủy, mất mát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tập hợp hiện vật còn lại trên địa bàn tỉnh và những tư liệu đang lưu trữ trong và ngoài nước thì cũng chỉ là một cái bóng không đầy đủ về diện mạo di sản Hán Nôm ở Thái Bình.
Rất có thể, nghìn năm bắc thuộc, sự xâm lăng văn hóa đã biến chữ Hán thành ký tự chung, chiếm vai trò độc tôn trong đời sống xã hội. Nhưng, lòng tự tôn dân tộc đã khúc xạ ảnh hưởng của loại chữ tượng hình, biết mặt mà không biết hết nghĩa này thành một loại ký tự riêng có của dân tộc ta: chữ Nôm. Ngược dòng lịch sử, từ đầu thế kỷ XI, nhà Lý bắt đầu chăm lo đến việc giáo dục thì chữ Hán vẫn là loại hình văn tự chính thống trong giáo dục, khoa cử. Phải đến thế kỷ XIII, chữ Nôm mới được hình thành. Cho đến những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ Hán cùng với chữ Nôm là hai loại hình văn tự được dùng trong mọi lĩnh vực xã hội và đã để lại một di sản đồ sộ. Di sản Hán Nôm cũng hình thành từ đấy. Di sản Hán Nôm là một thuật ngữ cần được hiểu với nội hàm bao trùm vừa là di sản vật thể vừa là di sản phi vật thể. Theo cách phân loại truyền thống thì di sản Hán Nôm thường được phân thành hai loại chính là thư tịch Hán Nôm và văn khắc Hán Nôm. Thư tịch Hán Nôm gồm các bộ sách, các văn bản Hán Nôm được viết trên giấy như lịch sử, địa chí, văn tập, thi tập, y thuật, địa bạ, hương ước, tục lệ, thần tích, thần sắc, gia phả, tộc phả, khế ước, chúc thư, đơn từ, chiếu sắc… Văn khắc Hán Nôm gồm các loại hình văn tự Hán Nôm được khắc trên bia đá, chuông đồng, khánh đá, cột mốc, cọc tiêu hoặc những văn tự khắc trên biển gỗ, máng tre, cuốn thư; câu đối, đại tự, trên các chất liệu gỗ, đá, kim loại hoặc đắp trên các trụ biểu, trụ cổng… Ngoài hai loại trên cũng cần phải kể đến các loại hình văn tự Hán Nôm được viết trên các vật dụng, các đồ trang trí bằng đất nung, đồ gốm, sứ hoặc được thêu, dệt trên các sản phẩm bằng tơ lụa…
Công việc sưu tập, kiểm kê, phân loại, lược thuật những di sản Hán Nôm trên phạm vi một tỉnh là hết sức cần thiết nhưng cũng là một hoạt động không mấy dễ dàng bởi cần có sự đầu tư nhiều tài lực, trí tuệ, có sự phối hợp giữa các chuyên gia Hán Nôm và các cơ quan lưu trữ trung ương với địa phương. Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh, từ năm 2006, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam tổ chức sưu tầm, biên soạn và xuất bản công trình “Tài liệu địa chí Thái Bình”, trong đó lần lượt giới thiệu các văn bản Hán Nôm như văn bia, thần tích, sắc phong, thần sắc, tục lệ, địa chí cổ… Tuy nhiên, nếu cách làm này vẫn còn được duy trì đều đặn hàng năm thì cũng phải triển khai vài chục năm mới có thể tạm coi là hoàn thành việc khai thác cơ bản di sản Hán Nôm của Thái Bình. Tại hai cơ sở lưu trữ là thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Thông tin khoa học xã hội đã lưu trữ cho Thái Bình: Về nhóm thư tịch có 103 tác phẩm của 32 tác giả, bao gồm các thể loại văn, sử, triết, gia phả, thần phả, hương ước… Về nhóm văn khắc: văn bia (gồm cả chuông, khánh, cuốn thư) chừng 1.300 thác bản, 2.700 câu đối, hoành phi của hơn 550 di tích gồm đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, lăng tẩm… Một bộ phận đáng kể văn bia, văn chuông ở Thái Bình đã được Viện Viễn Ðông Bác Cổ (Pháp) khai thác cho in thành tập từ trước năm 1945 gồm khoảng 1.200 thác bản tương đương với hơn 600 bia, chuông. Viện Nghiên cứu Hán Nôm kết hợp với Bảo tàng tỉnh triển khai theo từng đợt, tổng cộng cũng khoảng chừng hơn 1.200 thác bản nữa. Di sản văn khắc Hán Nôm là cả một kho tư liệu vô cùng quý giá để tìm hiểu về văn hóa làng, khó có gì thay thế được. Từ những di sản này, chúng ta có thể nhận biết được một cách khá toàn diện hoặc từng lĩnh vực về một vùng đất như địa danh, dòng họ, nhân vật lịch sử hoặc các mặt biểu hiện của đời sống xã hội. Tiêu biểu thời Trần có Trạng nguyên Hồ Tông Thốc soạn văn bia chùa Từ Ân, nay thuộc xã Ðông Vinh, huyện Ðông Hưng vào năm Nhâm Tuất (1382); thời Lê sơ có Trạng nguyên Lương Thế Vinh soạn một số văn bia trong đó có bài ký khắc trên bia mộ công chúa Gia Thục tại làng An Lão, nay thuộc xã Song An, huyện Vũ Thư; thời Mạc có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn hai văn bia tại chùa Cao Dương và một số văn bia khác tại các làng thuộc huyện Thái Thụy; thời Lê trung hưng có Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Ðôn soạn một số văn bia cho các làng, trong đó có bài ký nổi tiếng được khắc vào tấm bia hình trụ đặt tại sinh từ Thiều quận công Phạm Huy Ðĩnh tại làng Cao Mỗ, nay thuộc xã Chương Dương, huyện Ðông Hưng…
Một trong những bản sách cổ đang được lưu giữ tại gia của một số người sưu tầm cổ vật.
Có một thực tế, ngoài những thư tịch Hán Nôm sưu tập được thì những người biết Hán Nôm cứ dần thưa vắng. Họ ra đi âm thầm đem theo cả thư viện Hán Nôm bằng xương, bằng thịt về thế giới bên kia. Cũng vì thế mà những thư tịch Hán Nôm trong các làng xã cứ dần vơi đi, một phần do mục nát, một phần người dân cất giữ làm bảo vật cho riêng mình mà không biết đó là tư liệu gì.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Ân, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
Di sản Hán Nôm là một thuật ngữ cần được hiểu với nội hàm bao trùm vừa là di sản vật thể vừa là di sản phi vật thể. Cho đến những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ Hán cùng với chữ Nôm là hai loại hình văn tự được dùng trong mọi lĩnh vực xã hội và đã để lại một di sản đồ sộ. Tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, vùng miền… về mọi phương diện, không thể không tìm đến kho tàng di sản này.
Ông Ðào Hồng, nguyên Trưởng phòng Nghiệp vụ bảo tồn, Bảo tàng Thái Bình
Với số lượng khá lớn di sản văn hóa Hán Nôm, Thái Bình nên có hội nghiên cứu và quảng bá di sản Hán Nôm nhằm tìm kiếm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hán Nôm, gìn giữ vốn quý của dân tộc cho con cháu muôn đời sau.
Bà Ðỗ Thị Hợi, người dân làng Cao Mỗ, xã Chương Dương, huyện Ðông Hưng
Tôi là người thường xuyên quét dọn lăng cụ Phạm Huy Ðĩnh, tôi thấy có chữ Hán hay chữ Nôm gì đó khắc trên bia đá hình trụ. Mặc dù không hiểu nội dung nhưng người dân chúng tôi vẫn có ý thức bảo vệ, không có ý xâm phạm di tích. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
- Khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV - 2023” 23.11.2023 | 02:46 AM
- Thành phố bình xét thôn tổ dân phố văn hóa năm 2023 09.11.2023 | 19:31 PM
- Tối nay (26/10): Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ ba 26.10.2023 | 14:28 PM
- Tọa đàm Âm nhạc Thái Bình trong thời kỳ đổi mới 12.10.2023 | 16:30 PM
Xem tin theo ngày
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, chúc tết Trường Đại học Y Dược Thái Bình
- Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII
- Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ chính trị dịp tết Nguyên đán tại phường Trần Hưng Đạo
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác bảo đảm an ninh trật tự và sẵn sàng chiến đấu ở một số cơ quan, đơn vị
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Tặng quà Làng trẻ em SOS Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy trao quà tết tại xã An Thanh
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
- Tháo gỡ khó khăn, không để các dự án trọng điểm của tỉnh chậm tiến độ