Hội thảo khoa học Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn - Cuộc đời và sự nghiệp
Chủ trì hội thảo có GS,TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; các đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Lĩnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Phát biểu khai mạc, đồng chí Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nêu rõ: Trải qua hơn 700 năm khoa cử, bảng vàng bia đá đã lưu danh hơn 120 người con của Thái Bình thi đỗ đại khoa, trong đó, Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn từng được coi là biểu tượng về trí tuệ của Việt Nam, trí tuệ Thái Bình. Tự hào là quê hương danh nhân Lê Quý Đôn, trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động, bằng nhiều hình thức khác nhau để tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và tôn vinh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn. Hội thảo lần này là hoạt động bổ ích, góp phần quan trọng vào lộ trình tôn vinh Lê Quý Đôn xứng tầm hơn trong những năm tiếp theo, đồng thời khẳng định Đảng bộ và nhân dân Thái Bình luôn nhất quán phương châm chú trọng, khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống của quê hương, nỗ lực tìm ra những điểm tựa từ truyền thống để từ đó tạo thành những sức bật mới trên các chặng đường phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...
Các đại biểu xem tài liệu trưng bày kỷ niệm 290 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn. Ảnh: Thành Tâm.
Sau bài phát biểu đề dẫn của đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh sơ lược về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của Lê Quý Đôn (nguyên văn bài phát biểu đề dẫn mời các bạn đón đọc trong số báo này), hội thảo đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến tham luận, thảo luận. Có nhiều ý kiến được hội thảo đánh giá cao bởi những phát hiện mới, những lập luận sâu sắc, thuyết phục mang tính thời sự, tiêu biểu như: “Lê Quý Đôn và những ghi chép về biển đảo”, “Lê Quý Đôn - khát vọng cháy bỏng về đổi mới bộ máy quan quyền thời Lê - Trịnh”; “Lê Quý Đôn - Vĩ nhân văn hóa của thời đại”, “Chúng ta kế thừa những gì trong các giá trị tư tưởng của Lê Quý Đôn”, “Lê Quý Đôn trong trí tuệ thiên hạ và trong trái tim người dân Thái Bình”, “Sự nghiệp văn học của Lê Quý Đôn”, “Từ truyền thống tôn vinh danh nhân trong lịch sử dân tộc, nghĩ về việc vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn ở Việt Nam”...
Theo đánh giá chung, tất cả 57 bài tham luận gửi về hội thảo, đặc biệt là 16 ý kiến trình bày trực tiếp và thảo luận tại hội thảo đều là các công trình nghiên cứu công phu, tâm huyết; là những lý giải khoa học, hấp dẫn, thuyết phục của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử. Tuy mỗi tham luận ở một lĩnh vực, một khía cạnh khác nhau, song đều tiêu biểu, góp phần quan trọng khẳng định Lê Quý Đôn là hiện tượng độc đáo trong lịch sử dân tộc, một danh nhân kiệt xuất bậc nhất; đồng thời làm rõ hơn những thành tựu đồ sộ và những cống hiến quan trọng, ý nghĩa của nhà bác học, danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn đối với lịch sử dân tộc.
Phát biểu kết luận hội thảo, GS,TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định: Hội thảo về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn hội tụ các nhà khoa học tiêu biểu, tâm huyết với những nghiên cứu chuyên sâu về Lê Quý Đôn, hội thảo đã diễn ra sôi nổi, thành công. Lê Quý Đôn là hiện tượng, là thần đồng, nhà bác học lỗi lạc, là học giả bật nhất của Việt Nam, tuy đã có nhiều hội thảo được tổ chức, nhiều ý kiến tôn vinh song chưa thể đã đủ. Hội thảo lần này là dịp khẳng định, phát hiện thêm, hoàn thiện thêm về nhân cách, tài năng, giá trị, trước tác, cống hiến của Lê Quý Đôn; mở ra giai đoạn mới trong phát huy thân thế, sự nghiệp, trước tác của nhà bác học Lê Quý Đôn; đánh dấu bước tiến mới đáng ghi nhận trên hành trình tiếp cận chân dung Lê Quý Đôn. Kết quả của hội thảo thể hiện tập trung: Thứ nhất, hội thảo đã hệ thống được các tham luận trình bày về góc nhìn và phương pháp nghiên cứu khác nhau về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn. Thứ hai, hội thảo đã khai thác, phát hiện nhiều giá trị mới trong di sản văn hóa, khoa học của Lê Quý Đôn, đặc biệt nhiều phát hiện có giá trị thời sự trong công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay và bài học ý nghĩa trong công tác cán bộ. Thứ ba, hội thảo có nhiều tham luận mới trình bày về gia thế, nội tộc, di sản, trước tác của Lê Quý Đôn. Thứ tư, có nhiều kiến nghị quan trọng đề xuất với Chính phủ, với tỉnh trong lộ trình tôn vinh Lê Quý Đôn; trong đó có nhiều sáng kiến đề xuất mới, điển hình là đề xuất thành lập Trung tâm nghiên cứu Lê Quý Đôn để sớm nâng tầm vai trò của Lê Quý Đôn ngang tầm thế giới.
Ngoài ra, hội thảo cũng đã thống nhất việc tiếp tục khẳng định ý nghĩa các hội thảo, công trình nghiên cứu trước đây về Lê Quý Đôn như: thống nhất nhấn mạnh thêm tư tưởng xuyên suốt trong sự nghiệp của Lê Quý Đôn là tính đề cao tinh thần dân tộc; khẳng định Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất thời phong kiến; sự nghiệp, đóng góp và trước tác của ông mãi mãi được phát huy; khẳng định yêu cầu khách quan về sự cần thiết phải nghiên cứu, sưu tầm giá trị di sản văn hóa to lớn của Lê Quý Đôn, từ đó phát huy trong việc giáo dục sự liêm chính đối với đội ngũ cán bộ, tinh thần hiếu học, lao động nghiêm túc, sáng tạo đối với thế hệ trẻ... Hội thảo là dấu mốc quan trọng tiếp tục khẳng định Lê Quý Đôn là danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam; là khởi đầu cho việc tôn vinh Lê Quý Đôn là danh nhân văn hóa thế giới và là danh nhân kiệt xuất của nhân loại. Thống nhất khẳng định Lê Quý Đôn xứng đáng được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới, hội thảo thống nhất kiến nghị Chính phủ đệ trình để Lê Quý Đôn được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn.
Các đại biểu xem tài liệu trưng bày kỷ niệm 290 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn. Ảnh: Thành Tâm.
Thay mặt Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự dày công nghiên cứu, những ý kiến đóng góp tâm huyết, quan trọng của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, đồng thời trân trọng tiếp thu các nghiên cứu giá trị từ hội thảo. Đồng chí cũng khẳng định, cùng với sự tâm huyết của các nhà khoa học đối với danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thái Bình sẽ quyết tâm bảo lưu, phát huy tài sản, giá trị văn hóa to lớn mà nhà bác học để lại. Trước mắt, tỉnh sẽ thành lập Trung tâm nghiên cứu về Lê Quý Đôn; đặt lộ trình sưu tầm, nhân bản các trước tác của Lê Quý Đôn, những công trình nghiên cứu về Lê Quý Đôn; nghiên cứu điều chỉnh, nâng tầm quy hoạch khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn... Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ bằng trí tuệ, vật chất, tinh thần của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các tập thể, cá nhân... để đẩy mạnh quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo nhằm tiếp tục tôn vinh và phát huy các giá trị di sản của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn trong thời gian tới.
Hà Dung
Tin cùng chuyên mục
- Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu 16.11.2024 | 16:47 PM
- Tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng bằng 700 drone 06.05.2024 | 08:25 AM
- Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 20.04.2024 | 22:23 PM
- Tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 03.04.2024 | 15:34 PM
- CLB Thư pháp Hán Nôm huyện Quỳnh Phụ kỷ niệm 10 năm thành lập 17.12.2023 | 17:21 PM
- Đoàn đại biểu chương trình giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” thăm di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo 02.12.2023 | 19:08 PM
- Khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV - 2023” 23.11.2023 | 02:46 AM
- Thành phố bình xét thôn tổ dân phố văn hóa năm 2023 09.11.2023 | 19:31 PM
- Tối nay (26/10): Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ ba 26.10.2023 | 14:28 PM
- Tọa đàm Âm nhạc Thái Bình trong thời kỳ đổi mới 12.10.2023 | 16:30 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của xã Hồng Minh
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
- Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Tây Sơn
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2025, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số và hoàn thành ở mức tốt nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX
- Cần nâng cao “sức đề kháng” trước các thông tin xấu độc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư