Thứ 3, 26/11/2024, 16:26[GMT+7]

Ghi nhận từ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử và giáo dục truyền thống của Đảng bộ tỉnh Thái Bình

Thứ 2, 01/08/2011 | 09:51:24
4,104 lượt xem
Những năm qua, đặc biệt là từ khi có Chỉ thị 15 – CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, công tác nghiên cứu, biên soạn (NCBS) và giảng dạy lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của các địa phương, đơn vị được nâng lên rõ rệt. 

Toàn cảnh Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo lĩnh vực văn hóa văn nghệ (các tỉnh Thành phố khu vực phía Bắc). Ảnh: Minh Đức

Tỉnh ủy Thái Bình đã sớm có các văn bản chỉ đạo hướng dẫn các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiệm vụ nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống.

Thái Bình là địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Thái Bình đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Việc tái hiện đầy đủ, khách quan quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng của Đảng bộ nhằm tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm, bài học lịch sử của Đảng bộ và đưa những tri thức lịch sử đó vào giảng dạy là vô cùng quan trọng.

Qua đó nâng cao nhận thức, ý chí, tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; nâng cao được năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, đồng thời làm sáng tỏ và bổ sung cơ sở lịch sử quan trọng cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương, đơn vị.

Những năm qua, đặc biệt là từ khi có Chỉ thị 15 – CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, công tác nghiên cứu, biên soạn(NCBS) và giảng dạy lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của các địa phương, đơn vị được nâng  lên rõ rệt. Tỉnh ủy đã sớm có các văn bản chỉ đạo hướng dẫn các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiệm vụ nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống. Đến nay, sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị 15 – CT/TW, toàn tỉnh  có 159 đơn vị (xã, phường, thị trấn, ban, ngành đoàn thể) đã in và phát hành sách lịch sử.

Nhìn chung các công trình lịch sử đã biên soạn, xuất bản đều đảm bảo tính Đảng, tính khách quan, khoa học, thống nhất chung với lịch sử toàn Đảng, đồng thời thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo của từng địa phương, đơn vị. Nhiều công trình đã chú ý đến tổng kết thực tiễn lịch sử và kinh nghiệm địa phương, ngành, do vậy đã góp phần quan trọng vào công tác tư tưởng, lý luận, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong sự nghiệp đổi mới.

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Thái Bình, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình đưa chương trình lịch sử địa phương vào giảng dạy tại các trường phổ thông  trên địa bàn tỉnh. Ban Tuyên giáo đã tham mưu cho Tỉnh ủy biên soạn Tập bài giảng lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình làm tài liệu tham khảo cho các khối, lớp.

Cùng với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử, công tác giáo dục truyền thống cũng được các cấp, các ngành, các đoàn thể chú trọng với nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền phong phú, chuyển tải nội dung lịch sử đến đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Thông qua các ngày lễ lớn trong năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã biên soạn đề cương, phối kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng có những hoạt động thiết thực góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống; tổ chức trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan đến lịch sử địa phương.

Những cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ kính yêu, về nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ... đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức toạ đàm, gặp mặt các nhân chứng lịch sử nhân ngày lễ, ôn lại quá khứ hào hùng của Đảng và dân tộc ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ.

Tuy nhiên, công tác NCBS lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương ở tỉnh những năm qua cũng còn hạn chế, khó khăn: Chất lượng các công trình biên soạn còn thấp, nặng về miêu tả diễn biến sự kiện, chưa chú trọng đúng mức tính tổng kết thực tiễn. Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác này.

Nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên một số đơn vị đã hoàn thành bản thảo nhưng chưa có kinh phí để in ấn, xuất bản. Công tác tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác nghiên cứu, biên soạn còn nhiều bất cập, vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chất lượng, nhất là ở cấp huyện, thành phố. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan chức năng đối với việc NCBS, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ.

Trước những yêu cầu to lớn, cấp thiết của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, để tiếp tục thực hiện tốt công tác NCBS và giảng dạy lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác này. Việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương cần chú trọng vào tính tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng của các đảng bộ qua các thời kỳ cách mạng.

Bên cạnh đó, phải làm tốt công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức bộ máy, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác lịch sử ở Ban tuyên giáo các huyện, thành phố; tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ công tác NCBS lịch sử Đảng ở các địa phương.

Mặt khác, để phát huy hiệu quả các công trình lịch sử, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần, ý thức tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ thì công tác tuyên truyền, giáo dục những tri thức lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc trong các nhà trường phải được coi trọng. Công tác giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng cần được vận dụng bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú nhằm thấm sâu vào mỗi người tình yêu quê hương đất nước, tinh thần ý thức tự tôn tự hào  dân tộc.

Giáo dục truyền thống không phải chỉ dừng lại ở bài giảng lịch sử trong nhà trường mà phải kết hợp nhiều hình thức khác nhau như tham quan di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng, thi tìm hiểu về Đảng về truyền thống quê hương, đất nước về các nhân vật lịch sử; gặp mặt giao lưu với những người trực tiếp tham gia chiến đấu cũng là hình thức giáo dục truyền thống hiệu quả nhằm khơi dậy ý thức tự hào tự tôn dân tộc trong thế hệ trẻ.

Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử và giáo dục truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Đảng và của quê hương, đất nước. Lịch sử là cái hồn của dân tộc, là nguồn cội của sự phát triển đi lên, như Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy:

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Một dân tộc phát triển là một dân tộc biết gìn giữ và phát huy những truyền thống lịch sử, nhiệm vụ ấy đang đặt ra cho mỗi chúng ta phải không ngừng phát huy hơn nữa những giá trị truyền thống của của Đảng, quê hương, đất nước, để công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử và giáo dục truyền thống góp phần xứng đáng vào công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác tư tưởng nói riêng. 

 Tô Sỹ Chức
(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình)

  • Từ khóa