Thứ 7, 23/11/2024, 03:28[GMT+7]

Nhân kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2012) Hình ảnh của Bác Hồ kính yêu trong thơ của các nhà thơ Xô Viết

Thứ 5, 17/05/2012 | 08:02:17
5,877 lượt xem
Không hiểu sao cho đến bây giờ tôi vẫn thiết tha yêu những vần thơ viết về Bác kính yêu của các nhà thơ Xô Viết. Nhà thơ Ivan Cuprianop đã tôn vinh Bác bằng một hình tượng rất đẹp : “Hoa cẩm chướng” và lấy luôn hình tượng này làm tên cho bài thơ ông viết về Bác : “Hoa cẩm chướng Việt Nam”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Moscow tháng 7/1955.

Bài thơ như sau :

 

“Đồng chí Hồ Chí Minh cười đùa vui vẻ

Dù thời gian này đâu phải lúc đùa chơi

Cả đất nước đang bao trùm giông tố

Người vừa cười vừa nghĩ cách đuổi quân xâm lược

Khi chia tay, Người hái tặng tôi bông cẩm chướng

Một màu trắng tinh, một màu đỏ tươi

Màu hoa ấy với tôi là tất cả

Là thế giới, là ước mơ, là lao động

Và cũng là kế hoạch

Mở ra những chân trời”.

 

Tâm sự về sự ra đời của bài thơ, nhà thơ Ivan cho biết : Ông đã từng được gặp Bác Hồ ở Maxcơva. Ấn tượng về một vị Chủ tịch nước lúc nào cũng ung dung tự tại, nói cười vui vẻ in rất đậm trong tâm trí ông. Lần thứ hai được gặp Bác Hồ ở Hà Nội, ông càng khâm phục yêu quý Bác hơn. Chiến tranh leo thang của không lực Hoa Kỳ đã sát tới Thủ đô Hà Nội. Hà Nội đang rung lên bởi tiếng bom và tiếng súng. Thế nhưng, Bác vẫn ung dung tiếp khách, trò chuyện với nhà thơ như không có việc gì xảy ra. Khi tiễn khách ra về, Bác còn tự tay hái một bông hoa cẩm chướng ở vườn Phủ Chủ tịch để tặng nhà thơ. Ông rất xúc động, và ngay ngày hôm sau bài thơ “Hoa cẩm chướng Việt Namon>” đã ra đời. Bài thơ có những ý tứ thật sâu sắc và rất đẹp. Hình ảnh “Người vừa cười vừa nghĩ cách đuổi quân xâm lược” đã nói lên được rất nhiều về phong cách làm việc của Người – một phong cách chỉ có ở riêng Người: Trước những công việc hệ trọng nhưng luôn bình tĩnh, tự tin. Ông Lương Hữu đã bình một từ rất đắt trong câu thơ này. Đó là từ “đuổi”. Tác giả dùng từ “đuổi” chứ không dùng từ “đánh”. Nghĩ cách đuổi quân xâm lược  là nghĩ ở tầm chiến lược. Còn nghĩ cách đánh lại thuộc về chiến thuật của tướng sỹ, của những người cùng cộng tác với Bác. Tuy nhiên, hình tượng đẹp nhất, ý tứ sâu sắc nhất của bài thơ lại thuộc phần tiếp của bài thơ. Phần tác giả miêu tả màu sắc của hoa cẩm chướng: “Một màu trắng tinh, một màu đỏ tươi”- một hình tượng đầy ý nghĩa tượng trưng về cốt cách, về đạo đức của Bác Hồ. Có thể nói “Hoa cẩm chướng Việt nam” là một hình ảnh ẩn dụ mới về Bác- một loài hoa tượng trưng cho cốt cách một con người đẹp đẽ, đáng kính, đáng được tôn vinh. Vì thế cho nên: “Màu hoa ấy với tôi là tất cả: Là thế giới; là ước mơ; là lao động; là kế hoạch …”. Và bài thơ kết ở câu thơ thật âm vang “Mở ra những chân trời …”.

 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Viện Công tố Liên Xô do Viện trưởng P.A.Rudenko dẫn đầu. Người thứ hai bên phải Bác là tác giả E.P.Glazunov.

 

Cũng ở những năm tháng này, một nhà thơ Xô Viết khác – nhà thơ Antôkônxki, khi sang thăm Việt Nam đã tình cờ nghe được câu chuyện chị Nguyễn Thị Kim -  nữ điêu khắc, vừa là nữ du kích Việt Nam, trong thời kỳ Hà Nội bị tạm chiếm đã chôn dấu cẩn mật bức tượng đồng Hồ Chủ tịch do chị tạc, khi Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1954 “sau chiến thắng của nhân dân, người ta đào bức tượng lên, trông ra bức tượng lại già hơn người được tạc”, nhà thơ xúc động đã viết nên những vần thơ giàu cảm xúc:

 

“Chị du kích Nguyễn Thị Kim đem vào rừng dấu kịp

Bức tượng bằng đồng. Và chị tưởng như

Dưới lòng đất sâu, giống Phật Thích ca

Bức tượng đó ngầm lóe lên bao dấu vết …”.

 

Nhìn bức tượng, nghe những câu chuyện như là huyền thoại về con người Việt Nam và đặc biệt là con người huyền thoại Hồ Chí Minh, nhà thơ Xô Viết đã tưởng tượng ra quá khứ gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang của Người:

 

“Khi Người nhìn thấy dưới tàu buôn Pháp

Những cái tát kinh hoàng nảy đom đóm trên boong

Khi anh bồi gầy gò đêm đêm không chợp mắt

Để nhận đồng lương thảm hại hai mươi frăng…

Khi bao chuyện hiện về trong kí ức

Năm hăm tư (1924) giữa bão tuyết nước Nga

Khi biết rằng ngày hôm qua Lênin vừa mất

Người khóc thương. Và ở tận góc trời xa,

Ở tận góc trời Năm kia … Con đường càng hiểm hóc

Bọn chó săn Hồng Kông gọi Người là do thám Maxcơva

Chúng truy lùng, gào thét, sục sạo tìm ra:  

Người bị bắt, bị xiềng, bị khảo tra tàn khốc…”.

 

Ôi Bác kính yêu, Bác là hiện thân của những người lao khổ, là hiện thân của nhân dân và đất nước Việt Namon>. Bởi những “người tá điền, anh bồi bếp, bác phu xe/ Na ná giống Người trong Sài Gòn đêm tối…”;

 

“Bởi vì Người đã đói mọi cơn đói ngày xưa

Vì Người đã chết hai triệu lần năm đói 45 khủng khiếp

Người đã mặc tất cả những áo quần rách mướp

Và đôi chân không giày đã đi nước bước của những người đi chân đất Việt Namon>”

(Hồ Chí Minh-tên Người là cả một niềm thơ).

 

Đó cũng chính là điều làm nên nét riêng Hồ Chí Minh, một nét riêng văn hóa, nhân cách, phẩm chất đặc trưng không hề trộn lẫn. Và cũng bởi vì điều đó mà nhân dân Việt Namon> nói riêng và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nói chung, ai ai cũng kính yêu Người, ngợi ca Người. Như lời ngợi ca của nhà thơ Nikôlai Kunaep. Nhà thơ Xô Viết này đã nói lên ý chí của Người là niềm tin và sức mạnh là chân lý, là mùa xuân của sự sống, là nguồn tinh thần cao đẹp nuôi dưỡng mọi người, là sự bất chấp mọi thời gian:

 

“Hồ Chí Minh

Người là hiện thân sức mạnh niềm tin

Trong nụ cười của Người có tất cả những mùa xuân

Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

Người là con người bất chấp thời gian”.

Đặc biệt, vừa mới đây thôi, trong những năm tháng mà chúng ta đang tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, một nhà Việt Nam học và Hồ Chí Minh học người Nga gốc Ucraina- ông Sergei Aphonin, nguyên là phóng viên Thông tấn xã TASS (Liên Xô cũ) thường trú tại Hà Nội trong những năm tháng chiến tranh, đã nhờ báo Tiền Phong chuyển đến thanh niên Việt Nam hai bài thơ ông viết bằng tiếng Việt trong những năm tháng ông còn công tác trên đất nước Hồ Chí Minh. Ông tâm sự rằng, ông gửi cho các bạn thanh niên Việt Namon> hai bài thơ này (trong đó có bài ông viết về Bác Hồ kính yêu), bởi cho đến giờ phút hiện tại trái tim ông vẫn hừng hực ngọn lửa tình yêu đối với Việt Namon>, đối với Bác Hồ như mấy chục năm về trước. Xin được lấy bài thơ viết về Bác Hồ có tựa đề: “Người đã thấy Mặt trời Tháng Mười” để làm phần kết cho bài viết này:

“Những hàng tre hiện về trong giấc ngủ

Và bến cảng Sài Gòn, và hình bóng mẹ cha

Tim nhức nhối nỗi đớn đau li biệt

Người nén lòng vượt lên mọi buồn đau

Trong ngục tối Người làm thơ Nhật ký

Ánh Thái dương xuyên vượt cả màn đêm

Và rọi soi tận sâu thẳm tâm hồn

Gió quê hương vỗ về Người, an ủi

Trước Lăng Người bao vòng hoa tươi thắm

Của bạn bè khắp năm châu bốn biển

Trong tim ta hình ảnh của Bác Hồ

Và di huấn của Người còn sống mãi

Ba Đình-Ngày tuyên ngôn độc lập

Lời Bác Hồ còn mãi ngân vang

Cả dân tộc Việt Namon> như một

Cùng nguyện thề gìn giữ núi sông …”.

 

Theo nhandaovadoisong.com

 

  • Từ khóa