Tiền Giang cần nỗ lực tập trung vào các động lực tăng trưởng mới
Theo Tỉnh ủy Tiền Giang, về tăng trưởng kinh tế: bình quân 3 năm (2021-2023) tăng 3,9%/năm (Nghị quyết tăng bình quân 7,0-7,5%/năm). Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 123 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,7% cơ cấu GRDP của 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (đứng thứ 3/13, sau tỉnh Long An, Kiên Giang).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 (GRDP theo giá so sánh 2010) của tỉnh chỉ tăng 5,72% và quý sau tăng cao hơn quý trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng từ 60,9% năm 2020 lên 62,9% năm 2023; khu vực nông nghiệp giảm từ 39,1% xuống 37,1%. GRDP bình quân đầu người: tăng nhanh, từ 55,8 triệu đồng/người năm 2020, tăng lên 69 triệu đồng năm 2023 (tăng 23,6%).
Kết quả trên một số lĩnh vực chủ yếu: sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; giá trị ngành nông, ngư nghiệp của tỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc.
Năm 2023, sản lượng cây ăn quả đạt 1,77 triệu tấn, tăng 241 ngàn tấn so năm 2020; bình quân 3 năm (2021-2023) tăng 0,97% về diện tích và 5% về sản lượng, với nhiều cây ăn trái đặc sản, có giá bán cao; sản lượng thủy sản đạt 310,6 nghìn tấn, tăng bình quân 0,8%/năm; tổng đàn gia súc đạt 553 ngàn con; tổng đàn gia cầm có 16,3 triệu con... Toàn tỉnh hiện có 142/142 xã đạt chuẩn nông thôn mới (có 55/142 xã nông thôn mới nâng cao, 4 xã nông thôn mới kiểu mẫu); 6/8 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới và 3/3 đô thị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Năm 2023, các ngành sản xuất công nghiệp đã ổn định trở lại; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2023 tăng 5,1%. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp đang hoạt động ổn định, với tổng diện tích 816,5ha, gồm: Khu công nghiệp Mỹ Tho, Khu công nghiệp Tân Hương lấp đầy 100%; Khu công nghiệp Long Giang lấp đầy 83%.
Các khu công nghiệp thu hút 109 dự án (81 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD và 4,56 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ lắp đầy đạt 71%. Về cụm công nghiệp, tỉnh có 4 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút 68 dự án (6 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư 0,2 tỷ USD và 998,2 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ lắp đầy đạt 63%.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2023 đạt 82 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5 nghìn tỷ so năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm, giai đoạn 2021-2023 đạt 12,2 tỷ USD; trong đó, năm 2023 đạt 5,4 tỷ USD, đứng thứ 2/13 tỉnh, thành phố Vùng đồng bằng sông Cửu Long (sau tỉnh Long An), vượt chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ đề ra (đến năm 2025 đạt 4,5 tỷ USD). Thu hút khách du lịch có bước phục hồi trở lại, năm 2022 đạt 827,8 nghìn lượt, năm 2023 đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 67,8% so cùng kỳ (khách quốc tế tăng gấp 5 lần so cùng kỳ).
Quang cảnh buổi làm việc.
Phát triển doanh nghiệp: Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao so giai đoạn trước. Quy mô doanh nghiệp (theo vốn đăng ký) thành lập mới ngày càng tăng, doanh nghiệp có chiều hướng đầu tư mở rộng quy mô, bổ sung vốn tăng khá nhanh, tỷ lệ chủ doanh nghiệp ngày càng trẻ hóa. Toàn tỉnh có 6.012 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 97,6% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giai đoạn 2021-2023 tỉnh thu hút được 43 dự án đầu tư (có 17 dự án vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 13,5 nghìn tỷ đồng.
Phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, về tiềm năng lợi thế, tỉnh có điều kiện thuận lợi, nằm trong “vựa lúa”, “vựa trái cây” và “vựa tôm-cá”; là nơi kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố khác trong khu vực. Điều quan trọng nhất là phát huy vốn quý nhất là con người, coi con người là trung tâm, chủ thể của sự phát triển. Do đó phải nắm bắt để phát triển; bên cạnh truyền thống lịch sử, văn hóa, tỉnh có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.
Thủ tướng đánh giá tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội; tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu thế chung và tình hình của địa phương ;đời sống nhân dân được cải thiện; tỉnh làm tốt công tác xây dựng Đảng, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; tỉnh luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những thành tựu của tỉnh Tiền Giang, đóng góp vào thành tích chung của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; lưu ý tỉnh không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác vì khó khăn, thách thức còn nhiều, vẫn còn hạn chế, bất cập: đó là tiềm năng thì lớn nhưng phát triển chưa tương xứng; nằm trong khu vực chịu tác động của biến đổi khí hậu như sạt lở, sụt lún, khô hạn, ngập mặn; hạ tầng chiến lược về giao thông, xã hội, y tế, giáo dục… còn hạn chế; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; chưa hình thành các trung tâm công nghiệp lớn phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo các sản phẩm cho ngành nông nghiệp; chưa kết nối được chuỗi sản xuất, cung ứng khu vực, cả nước cũng như toàn cầu; chi ngân sách còn bất hợp lý.
Nhấn mạnh tỉnh hiện nay mới chỉ xuất thô các sản phẩm nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu Tiền Giang phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định; xây dựng thương hiệu và giữ thương hiệu; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, bảo quản sau thu hoạch; hợp tác, kết nối với các doanh nghiệp, có sự hỗ trợ vốn của ngân hàng… để tham gia chuỗi cung ứng ổn định. |
Tỉnh phải quán triệt, phổ biến, hướng dẫn cho nông dân sản xuất trên những nền tảng này để phát triển ổn định; phải thay đổi tư, có phương pháp luận, cách tiếp cận, giải quyết các vướng mắc vì duy vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; cần phải cơ cấu lại chi ngân sách; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm; phải có cách làm, cách nghĩ hết sức thực tiễn. Điều quan trọng là quá trình làm không được sai phạm, không tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng nhấn mạnh về vấn đề biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long, theo đó, có các vấn đề biến đổi khí hậu thì phải giải quyết mang tính tổng thể, cơ bản chứ không thể giải quyết tình thế, do đó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng các bộ, ngành liên quan tập trung làm càng sớm càng tốt dự án khắc phục sụt lún, sạt lở, khô hạn, ngập mặn với việc đánh giá đúng tình hình, xác định đúng nhiệm vụ, giải pháp khả thi, căn cơ để giải bài toán tác động biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Tiền Giang, sớm trình Chính phủ phê duyệt.
Thủ tướng cũng đánh giá, đề án trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, ít phát thải ở đồng bằng sông Cửu Long cũng góp phần giải quyết vấn đề tác động của biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang.
Về quan điểm, định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh phải rà soát lại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị (về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, từ đó đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm rút ra…; tranh thủ thời gian đã mất dịp Covid-19; phát triển nhanh và bền vững hơn dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tập trung vào các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy chuyển đổi số liên quan thu thuế, ngân hàng, quản lý kinh doanh xăng dầu… Theo đó, Thủ tướng yêu cầu đến hết ngày 31/3/2024, nếu các cửa hàng kinh doanh xăng dầu không áp dụng hóa đơn điện tử thì Bộ Công thương dứt khoát phải thu hồi giấy phép kinh doanh.
Thủ tướng cho rằng tỉnh cần khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh; tự lực, tự cường, “biến nguy thành cơ, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”; không trông chờ, ỷ lại, phải đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển.
Thủ tướng yêu cầu chú trọng sự hài hòa trong phát triển ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, môi trường, an ninh quốc phòng; lấy con người làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tiếp tục nâng cao thứ hạng các chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), nâng cao xếp hạng về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cấp tỉnh; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, hướng vào thanh niên trẻ; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát; xây dựng hệ thống cơ quan hành chính trong sạch, vững mạnh, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang.
Đề cập nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh rà soát lại các chỉ tiêu đã đề ra, đánh giá những cái được, chưa được; ban hành sớm Kế hoạch tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh hiệu quả; phổ biến công khai, minh bạch cho nhân dân hiểu, nắm rõ nội dung và thực hiện theo quy hoạch, chú trọng giảm thủ tục hành chính trong thực hiện quy hoạch, tăng cường giám sát của nhân dân.
Phát triển hạ tầng xã hội, giáo dục, du lịch, y tế… có trọng tâm, trọng điểm, tăng tính kết nối; tập trung xây dựng và phát huy vùng động lực theo hướng “Một dải, ba tâm, bốn hành lang kinh tế”; tăng cường huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển, kết hợp nguồn lực của Trung ương với địa phương, xã hội, hợp tác công-tư, áp dụng “đầu tư công, quản trị tư”…;
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh; chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; củng cố các di sản văn hóa, biến di sản, văn hóa thành nguồn lực; giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; làm tốt công tác dân vận, nhất là vận động nhân dân trong giải phóng mặt bằng; làm tốt công tác xóa nhà dột, nhà tạm của dân.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh tỉnh cần coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân: Đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất 07.06.2024 | 18:53 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 18.05.2024 | 18:33 PM
Xem tin theo ngày
- Cho ý kiến về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và dự toán phân bổ ngân sách năm 2025
- Nghị quyết số 1201/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 – 2025
- Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng trở thành rường cột, chỗ dựa của nền kinh tế tỉnh
- Hội nghị trực tuyến về triển khai thi hành các luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản
- 59 tập thể, cá nhân được khen thưởng trong phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu" giai đoạn 2019 – 2024
- Phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 tạo đà cho năm 2025
- Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Bình: Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2028
- Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc phát sinh đột xuất ban hành 10 nghị quyết quan trọng
- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác thiết kế, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình