Thay vì đốt, hãy tận dụng rơm rạ như một nguồn tài nguyên
Đốt rơm rạ đã trở thành thói quen khó bỏ của người dân.
Đốt rơm rạ đã trở thành thói quen khó bỏ của người dân.
Là một trong những địa phương thu hoạch lúa vụ xuân sớm nhất, trên cánh đồng xã Hà Giang (huyện Đông Hưng) đã xuất hiện tình trạng đốt rơm rạ.
Trước đây rơm rạ được người dân thu về để đun nấu, làm chổi rơm, nón rơm… Thế nhưng cùng với sự phát triển của cuộc sống, hiện nay rơm rạ đã trở thành phế phẩm của nông nghiệp.
Cô Nguyễn Thị Thu đang châm bùng lên ngọn lửa của đống rơm mới được gom vào ngay gần khu vực dân cư cho biết: “Kéo rơm lên bờ để ủ phân rất mất sức và thời gian mà cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Còn tôi đốt rơm thế này tuy có khói một tí nhưng sạch ruộng. Thêm nữa gần đây cũng có người thu mua tro rơm để bón cây. Đốt rơm vì thế cũng giúp tôi kiếm thêm thu nhập”.
Tuy nhiên chính tư duy này lại trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của ngưởi dân sống xung quanh khu vực cánh đồng này.
Lửa đốt rơm bùng lên khi chiều xuống trên cánh đồng thôn Bắc Song.
Chị P (xóm 6, thôn Bắc Song, xã Hà Giang, (1Đông Hưng) chia sẻ: “Sau mỗi mùa gặt bà con lại đốt rơm rạ. Gia đình tôi thường xuyên phải chịu đựng khói bay, khói ám vào nhà, vào quần áo mùi rất khó chịu. Có khi nhiều khói đến mức không thở nổi phải tránh đi, đặc biệt vào lúc sáng sớm và chiều tối.”
Khói rơm rạ tại cánh đồng thôn Bắc Song.
GS Nguyễn Lân Dũng đã chỉ ra rằng, khi bị đốt thành tro, các chất hữu cơ trong rơm rạ do nhiệt độ cao đều biến thành các chất vô cơ. Nó không làm đất hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn mà nó làm cho đất ruộng bị chai cứng. Hơn nữa, phần tro than sót lại chỉ có chút ít khoáng như phốt pho, kali, canxi và silic... không giúp ích nhiều cho cây trồng.
Cũng theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất, làm đất biến chất. Ngoài ra, khói rơm làm ô nhiễm không khí, gây nguy hại lớn đến môi trường và sức khỏe.
Tận dụng rơm rạ – giải pháp vì môi trường
Với lượng rơm rạ của hơn 70 nghìn ha diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh, chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên tương đối lớn. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng nó, vừa biến nó thành nguyên liệu có giá trị, vừa coi đây là giải pháp vì môi trường?
Thanh Doan – Phạm Ngọc
(Sinh viên thực tập)
Tin cùng chuyên mục
- Thành phố Thái Bình: Rực rỡ cờ, hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) 29.04.2025 | 14:05 PM
- Không khí Giáng sinh tràn ngập phố phường 12.12.2024 | 20:12 PM
- Vườn đào Minh Tân vào mùa tuốt lá 09.12.2024 | 08:43 AM
- Hưng Hà: Vượt mưa di dời người và vật nuôi vào nơi tránh lũ an toàn 11.09.2024 | 17:53 PM
- Thành phố: Nhiều bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 03.08.2024 | 19:08 PM
- Hè không thoáng thì đường khó thông 07.05.2024 | 08:36 AM
- Kiến Xương: Tái diễn tình trạng đốt rơm rạ 27.10.2023 | 15:29 PM
- Kiến Xương: Người dân khổ vì đường thi công nhiều năm chưa xong 05.07.2023 | 08:48 AM
- Đội nắng gắt, phấn đấu hoàn thành xây dựng Công viên Kỳ Bá trước 30/6 18.05.2023 | 16:13 PM
- Lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2023 01.03.2023 | 15:51 PM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J
- Phấn đấu khởi công dự án tuyến đường CT.08 vào ngày 12/5/2025
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội