Thứ 7, 16/11/2024, 05:14[GMT+7]

Nhớ ngày Giỗ Tổ

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:32:03
30,665 lượt xem
Cứ vào tháng 3 âm lịch, triệu triệu trái tim người Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài lại hướng về lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Câu ca dao từ ngàn xưa “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3” như lời nhắc nhở mỗi người luôn ghi nhớ để báo đáp công ơn của tổ tiên nguồn cội, nhớ lại lịch sử dựng nước và giữ nước đầy hào hùng của dân tộc ta.

Đền thờ Vua Hùng Nghị Vương nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa làng Thượng Ngạn, xã Văn Lang (Hưng Hà).

Theo truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, dân tộc Việt Nam cùng có chung một cội nguồn, chung một dòng máu Lạc Hồng, là những người con cùng một bọc (đồng bào). Trong 100 người con của Lạc Long Quân - Âu Cơ, 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. 

Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo di tích, đưa truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục cho thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ ngày Giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc. 

Tại Thái Bình, theo kết quả kiểm kê di tích của Bảo tàng tỉnh, ngoài những làng thờ các thiên thần đã phò giúp Hùng Vương, hiện nay còn khoảng 50 làng xã có tục thờ Vua Hùng cùng những người quê ở Thái Bình đã có công dẹp giặc thời Hùng Vương hoặc là cung phi của các Vua Hùng. Trong đó, Hùng Vương linh từ (đền thờ Vua Hùng Nghị Vương) ở xã Văn Lang (Hưng Hà) là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần của người dân địa phương mang đậm nét tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng. Đền nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa làng Thượng Ngạn đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2003. Đây là ngôi đền cổ đã có trên 2.500 năm lịch sử nhưng do bom đạn chiến tranh và phong hóa thời gian đền xuống cấp nghiêm trọng dù đã được dân làng tu bổ nhiều lần. Năm 2019, từ nguồn xã hội hóa do người con quê hương tri ân nguồn cội, đền thờ Vua Hùng Nghị Vương được phục dựng khang trang ngay trên nền ngôi đền cổ, tọa lạc tại khuôn viên rộng 2.500m2

Chia sẻ về di tích, ông Đinh Ngọc Phức, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Văn Lang, Trưởng ban quản lý di tích Hùng Vương linh từ cho biết: Đền thờ Vua Hùng Nghị Vương nói riêng, quần thể di tích lịch sử văn hóa làng Thượng Ngạn nói chung là nơi thực hành tín ngưỡng thờ Phật và thờ cúng Vua Hùng, thể hiện lòng tri ân hướng về cội nguồn dân tộc và những khát vọng làm rạng danh cho quê hương của nhân dân làng Thượng Ngạn. Vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đền thờ Vua Hùng Nghị Vương, cán bộ và là dân Tạo lệ đồng trà... đều giữ theo lệ cũ phụng thờ để làm thọ mạch nước, lưu tiếng thơm vạn đời, thịnh vượng thay!” (theo Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng - bản dịch của Viện Nghiên cứu Hán nôm ngày 15/2/2002). Năm 1479, trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã đưa họ Hồng Bàng vào nhân dân địa phương đều thành kính dâng nén tâm nhang tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng. Đây cũng là dịp để các thế hệ hôm nay thêm hiểu biết và ghi nhớ lịch sử dân tộc, từ đó có ý thức trách nhiệm trong học tập, lao động, sản xuất, đóng góp vào sự phát triển của quê hương, đất nước. Sau nghi lễ dâng hương, trong nhiều năm, địa phương đã tổ chức các trò chơi dân gian thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Qua đó tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, lan tỏa rộng khắp trên mọi miền Tổ quốc. Di tích và địa điểm thờ tự các Vua Hùng ở mọi miền Tổ quốc được nhân dân chung tay gìn giữ, xây dựng cho thấy sức sống của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trường tồn cùng dân tộc. Ngày Quốc lễ mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, trong không khí thành kính tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, mỗi người dân đất Việt thêm thấm thía lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Tú Anh