Thứ 5, 21/11/2024, 19:59[GMT+7]

Hội thảo đánh giá thực trạng, giải pháp phát triển dịch vụ tẩm quất

Thứ 4, 13/11/2024 | 15:50:37
2,305 lượt xem
Sáng ngày 13/11, Hội Người mù tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng, giải pháp phát triển dịch vụ tẩm quất của người khiếm thị.

Lãnh đạo Trung tâm Đào tạo phục hồi chức năng cho người mù (Hội Người mù Việt Nam) phát biểu tại hội thảo.

23 năm qua, tẩm quất đã trở thành nghề mũi nhọn của người khiếm thị trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2001 - 2024, đã có 19 lớp đào tạo nghề tẩm quất được tổ chức (trong đó có 16 lớp xoa bóp cơ bản và 3 lớp nâng cao) cho 300 lượt người khiếm thị trong tỉnh. Hiện nay, Hội Người mù tỉnh và hội người mù các huyện, thành phố đang quản lý 9 cơ sở dịch vụ tẩm quất, tạo việc làm cho 70 lao động, thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Toàn tỉnh hiện có 38 cơ sở do hội viên làm chủ với nhiều mô hình hoạt động khác nhau như: cổ phần, khoán doanh thu, cá nhân làm chủ, phục vụ khách hàng tại nhà...

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn khi làm nghề của người khiếm thị, đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển nghề tẩm quất trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý cơ sở dịch vụ tẩm quất; công tác đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho các kỹ thuật viên.

Các đại biểu dự hội thảo. 

Thông qua hội thảo nhằm phát triển nghề tẩm quất cho người khiếm thị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đưa nghề tẩm quất của người khiếm thị trở thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường. Qua đó giúp người khiếm thị khẳng định bản thân, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Thu Hoài