Việt Nam được dự báo là một trong các nền kinh tế tăng trưởng cao
Dù vẫn còn những khó khăn, thách thức, nhất là các tác nhân bên ngoài, nhưng nền kinh tế vẫn có nhiều động lực tăng trưởng, đây là nhận định của báo chí, chuyên gia quốc tế tuần qua.
Trong báo cáo cập nhật mới nhất về triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay và 6,2% trong năm sau, là một trong những nền kinh tế được dự báo có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực và thế giới.
Trang Tân Hoa Xã cho biết, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm ở mức 3,55%, thấp hơn mức 3,84% cùng kỳ năm trước; giúp thúc đẩy Việt Nam cắt giảm lãi suất, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng.
"Lượng khách du lịch phục hồi đang giúp hỗ trợ lĩnh vực tiêu dùng, doanh số bán lẻ ổn định, lạm phát tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Chính phủ Việt Nam cũng rất tích cực đưa ra các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế như tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, duy trì tính cạnh tranh để thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã công bố nhiều biện pháp hỗ trợ như cắt giảm thuế VAT, hoãn một số loại thuế, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất", ông Brian Lee Shun Rong, chuyên gia kinh tế vĩ mô, Ngân hàng đầu tư Maybank, Singapore, đánh giá.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt thách thức khi xuất khẩu giảm do nhu cầu bên ngoài suy yếu.
Trang Nikkei cho biết, xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay đã giảm 11,6% so với cùng kỳ do xuất khẩu điện thoại thông minh giảm.
Trang The Star trích dẫn báo cáo của S&P Global cho viết số lượng các đơn đặt hàng mới ở Việt Nam đã giảm do các công ty cắt giảm việc làm, giảm mua hàng.
"Việt Nam được thiết lập để trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao quan trọng trong ASEAN. Ngoài lực lượng lao động đông đảo, có trình độ học vấn và chi phí sản xuất cạnh tranh, Việt Nam còn được hưởng lợi từ mạng lưới FTA rộng khắp. Điều này sẽ có lợi cho sản xuất và thương mại, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam", bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, nhận định.
Về tổng thể, trang Eurasia Review nêu ra 3 yếu tố trong con đường thành công của Việt Nam là tự do hóa tương mại, giá lao động rẻ và Chính phủ đầu tư lớn về con người, cơ sở vật chất.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 14.03.2025 | 13:51 PM
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 23.01.2024 | 14:20 PM
- Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình: Đến năm 2050 có nền kinh tế phát triển thịnh vượng 30.12.2023 | 08:41 AM
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 20.12.2023 | 10:04 AM
- Kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2019 04.04.2019 | 09:40 AM
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 19.03.2019 | 10:43 AM
- Tập trung nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư công 12.03.2019 | 11:11 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam
- 26 tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025 được trao thưởng