Lãi suất cho vay mua nhà đang tăng, có nên đầu tư nhà đất?
Từ đầu tháng 8, nhiều ngân hàng tăng lãi suất ưu đãi mua nhà cố định 1-3 năm đầu và lãi suất thả nổi lên 0,5-1%/năm.
Cụ thể, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà hiện dao động trong khoảng 4,99 - 9,5%/năm. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi đối với nhóm khách vay cũ của các ngân hàng hầu hết lên đến trên 11%/năm.
Vừa vay hơn 1 tỷ đồng để đầu tư một căn hộ chung cư cho thuê với 2 phòng ngủ rộng khoảng 70m2 tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), với mức lãi suất ưu đãi năm đầu tiên chỉ 6%, chị Trần Mai Xuân không khỏi lo lắng khi lãi suất cho vay bắt đầu tăng trở lại.
"Lãi suất thời gian gần đây rục rịch tăng, nếu lãi suất thả nổi năm sau vào khoảng 11-13% thì tôi sẽ gánh khoản nợ phải trả rất lớn. Tôi hy vọng lãi suất thả nổi chỉ tăng đến ngưỡng 9 - 10% là tốt nhất. Nếu lãi suất tăng cao quá tôi sẽ phải tính đến việc vay bạn bè, người thân để giảm bớt phần vay ngân hàng", chị Xuân nói.
Không dám mạnh tay xuống tiền đầu tư như chị Mai, rất nhiều người hiện không mặn mà đi vay ngân hàng lúc này. Họ lý giải, thực tế dù lãi suất cho vay mua nhà đang ở mức thấp nhưng lãi suất này chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn, từ 3 - 6 tháng hoặc dài hơn là 1 năm. Sau đó lãi suất sẽ bị thả nổi. Hiện lãi suất thả nổi tại nhiều ngân hàng khá cao, từ 9 - 10%/năm, thậm chí có ngân hàng lên tới 12 - 13%/năm.
Một khảo sát tâm lý người dùng bất động sản vừa được công ty PropertyGuru Việt Nam công bố mới đây cho thấy hơn 50% người tham gia khảo sát đều cho rằng lãi suất vay mua nhà dưới 8% là hợp lý, 29% chấp nhận mức lãi suất 8-10%, chỉ 10% chấp nhận đi vay với lãi suất 10-13% (tính theo mức thả nổi). Tuy nhiên, hầu hết người đang đi vay mua nhà đều chia sẻ, họ vẫn phải vay với lãi suất trung bình trên 11,5-13%.
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc PropertyGuru Việt Nam khu vực miền Nam, khuyến cáo việc vay tiền để đầu tư mua nhà đất lúc này không nên ưu tiên vì trong khoảng vài tháng đến nửa năm tới, lãi suất ngân hàng tăng, kéo theo lãi suất cho vay mua nhà cũng tăng, nhất là khi lãi suất thả nổi, áp lực tài chính sẽ rất lớn.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng chỉ ra một lý do khác cần cân nhắc khi vay tiền đầu tư nhà đất. Đó là giá nhà đất hiện đang quá cao. Khi giá nhà quá cao thì tiền nợ vay ngân hàng cũng sẽ cao, làm gánh nặng tài chính nặng nề hơn. Chưa kể đến việc khi giá nhà cao, nhà đầu tư cũng không thể mua được, ngay cả chấp nhận vay ngân hàng tỷ lệ 70 - 80% thì số tiền bỏ ra ban đầu vẫn rất lớn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, đầu tư nhà đất lúc này cho tỷ suất sinh lời không cao.
Nếu như trước đây mua 1 căn chung cư khoảng 3 tỷ đồng có thể cho thuê được 10 - 12 triệu/tháng thì hiện giờ để cho thuê được mức giá này, số tiền đầu tư ban đầu phải lên tới 4,5 - 5 tỷ đồng. Như vậy, khả năng sinh lời từ việc cho thuê không mấy hấp dẫn.
Theo ông Đinh Minh Tuấn, người có nhu cầu mua hoặc đầu tư nhà ở Hà Nội hay TP.HCM lúc này chỉ nên cân nhắc khi có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở nên. Một căn nhà riêng hay chung cư ở hai thành phố lớn hiện đang có giá thấp nhất 2 - 2,5 tỷ đồng. Nếu vay 50 - 70% giá trị bất động sản, rơi vào khoảng 1,4 - 1,5 tỷ đồng, chủ nhà phải trả 12 triệu đồng tiền lãi và khoảng 5 triệu đồng tiền gốc mỗi tháng.
“Nếu có thu nhập 30 triệu đồng/tháng trở lên, khi người mua trừ đi 17 triệu chi phí lãi vay và gốc thì còn ít nhất 13 triệu để trang trải nhu cầu cuộc sống cơ bản. Còn nếu thu nhập dưới 30 triệu thì sẽ rất khó khăn”, ông Tuấn cho hay.
Song theo vị này, khoảng tầm 2 - 3 năm nữa, khi mà người vay ngân hàng bắt đầu phải chịu mức lãi suất thả nổi thì cũng là lúc thị trường phục hồi và người mua đã bắt đầu có thể bán ra hay đầu tư kiếm lời từ suất đầu tư trên.
Tuy vậy, nếu là để đầu tư đất nền, ông Tuấn khuyến nghị nhà đầu tư cần thận trọng hơn. Bởi đất nền là kênh đầu tư dài hạn yêu cầu trường vốn, dù thị trường được dự báo sẽ phục hồi nhưng theo hướng ổn định và khó xuất hiện những cơn sóng đất như các năm trước.
Vì vậy, nếu đi vay để mua đất nền với kỳ vọng "lướt sóng" ăn chênh ngắn hạn lúc này là rất khó. Tham gia sân chơi này, nhà đầu tư cần phải chuẩn bị tâm lý “ăn chắc mặc bền”, có sẵn dòng tiền nhàn rỗi dài hạn. Trường hợp có nguồn thu ổn định thì cũng chỉ nên đi vay tối đa 30% giá trị tài sản.
Theo vtc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 23.01.2024 | 14:20 PM
- Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình: Đến năm 2050 có nền kinh tế phát triển thịnh vượng 30.12.2023 | 08:41 AM
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 20.12.2023 | 10:04 AM
- Kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2019 04.04.2019 | 09:40 AM
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 19.03.2019 | 10:43 AM
- Tập trung nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư công 12.03.2019 | 11:11 AM
Xem tin theo ngày
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Khen thưởng 113 tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2024
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động
- Trên 978.500 đại biểu tham gia hội nghị quán triệt, triển khai về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Đánh giá kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước