TP Hồ Chí Minh tăng 7 bậc xếp hạng trung tâm tài chính toàn cầu
Ảnh minh họa.
Trên toàn cầu, New York (Mỹ) giữ vững vị trí dẫn đầu với 769 điểm; tiếp theo là London (Anh), Hồng Kồng (Trung Quốc) và Singapore. Tổng cộng 9 thành phố dẫn đầu toàn cầu đều giữ nguyên thứ hạng. Đáng chú ý, trong top 10 thành phố dẫn đầu, Seoul (Hàn Quốc) vươn lên hạng 10, thay cho Frankfurt (Đức).
Tính trong khu vực Đông Nam Á, Singapore tiếp tục duy trì hạng 4 toàn cầu.
TP Hồ Chí Minh đã có ý tưởng xây dựng trung tâm tài chính quốc tế từ cách đây gần 20 năm, khởi đầu từ những năm 2000. Cuối 2024, Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP Hồ Chí Minh, dự kiến vận hành năm nay, phấn đấu hoàn thành trong 5 năm.
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được đánh giá sẽ tạo nền tảng góp phần cho sự tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh trong tương lai. Đây cũng là cơ hội để thành phố thu hút nhà đầu tư quốc tế, tăng nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực.
GFCI được thực hiện bằng cách tính điểm cho 147 yếu tố đầu vào, cung cấp bởi bên thứ 3 gồm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên Hợp Quốc và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence.
Điểm chung cuộc sẽ quyết định thứ hạng năng lực cạnh tranh ở lĩnh vực trung tâm tài chính của các thành phố. Kết quả này thường được các nhà hoạch định chính sách và đầu tư dùng làm tư liệu tham khảo.
Đầu tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính tại Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình hiện thực hóa tham vọng đưa Việt Nam trở thành một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, với TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là hai địa phương trọng điểm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc sớm triển khai trung tâm tài chính sẽ giúp Việt Nam kết nối với hệ thống tài chính toàn cầu, thu hút nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng thị trường tài chính trong nước theo các chuẩn mực quốc tế và tạo động lực phát triển mới cho nền kinh tế.
Theo kế hoạch, trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập và vận hành ngay trong năm 2025, với TP Hồ Chí Minh là đầu tàu và Đà Nẵng đóng vai trò trung tâm tài chính khu vực.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 14.03.2025 | 13:51 PM
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 23.01.2024 | 14:20 PM
- Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình: Đến năm 2050 có nền kinh tế phát triển thịnh vượng 30.12.2023 | 08:41 AM
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 20.12.2023 | 10:04 AM
- Kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2019 04.04.2019 | 09:40 AM
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 19.03.2019 | 10:43 AM
- Tập trung nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư công 12.03.2019 | 11:11 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam