Phát huy tinh thần chiến thắng trong xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân hiện nay
Sau một thời gian dày công nghiên cứu, nhận dạng, ngày 17/9/1967, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 84 - Trung đoàn 238 đã bắn rơi một chiếc B-52. Đây là lần đầu tiên ta bắn rơi “siêu pháo đài bay B-52” của đế quốc Mỹ. Từ chiến công ban đầu đó, tháng 2/1968 đến giữa năm 1972, Quân chủng PK-KQ tiếp tục điều động 4 trung đoàn tên lửa cùng một số máy bay MiG-21 vào Khu 4 để chi viện cho Chiến dịch Trị-Thiên và tiếp tục nghiên cứu cách đánh B-52. Sau một thời gian nghiên cứu Bộ Tư lệnh PK-KQ đã biên soạn tài liệu “Dự thảo cách đánh máy bay chiến lược B-52” và cấp xuống đơn vị để nghiên cứu học tập và huấn luyện.
Đến tháng 9/1972, Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng đã chính thức xây dựng xong phương án đánh máy bay B-52, phổ biến trong bộ đội phòng không cuốn “Cẩm nang đỏ” là cuốn sách “Cách đánh B-52 của Bộ đội Tên lửa”. Trên cơ sở tài liệu này, Quân chủng đã tổ chức hội nghị cán bộ để thảo luận phổ biến cách đánh B-52. Đầu tháng 10/1972, Đảng ủy Quân chủng PK-KQ đã ra nghị quyết tăng cường giáo dục cán bộ, chiến sĩ quyết tâm bắn rơi nhiều máy bay Mỹ kể cả B-52. Đồng thời, Quân chủng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị xây dựng và chuẩn bị kế hoạch điều động lực lượng, phương tiện để bổ sung, khôi phục sức chiến đấu.
Cùng với việc xây dựng ý chí quyết tâm cho bộ đội, Đảng ủy Quân chủng và cấp ủy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và cán bộ chiến sĩ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật, tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài, nhanh chóng làm chủ, khai thác sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, vũ khí, khí tài trong chiến đấu, đồng thời đúc rút kinh nghiệm, sáng tạo tìm ra cách đánh hiệu quả, tiêu diệt máy bay B-52. Thực tế trong cuộc tập kích đường không tháng 12/1972, Mỹ đã sử dụng một số lượng lớn vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy bay B-52, với hệ thống gây nhiễu tích cực và tiêu cực chúng tin rằng sẽ làm mờ mắt ra-đa của đối phương, cùng với hệ thống máy bay chiến thuật yểm trợ, Mỹ cho rằng B-52 là bất khả chiến bại.
Trong Chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12/1972, từ kinh nghiệm trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, cán bộ chiến sĩ Quân chủng PK-KQ đã sáng tạo tìm ra cách đánh hiệu quả, Bộ đội Ra-đa đã kịp thời phát hiện chính xác máy bay B-52 trong nhiễu; Bộ đội Tên lửa đã lựa chọn chính xác mục tiêu B-52, sử dụng phương pháp bắn phù hợp, tiêu diệt B-52; Bộ đội Không quân đã bí mật cơ động đến sân bay dự bị, bất ngờ cất cánh tiếp cận tiêu diệt B-52; toàn Quân chủng luôn chủ động về thế trận phòng không, sử dụng và bố trí lực lượng thích hợp, chỉ đạo cách đánh hợp lý, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, phương tiện, đánh đúng đối tượng chủ yếu là máy bay B-52... Chỉ trong 12 ngày đêm chiến đấu, với lực lượng PK-KQ làm nòng cốt, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại; trong đó có 34 máy bay B-52. Riêng Quân chủng PK-KQ đã bắn rơi 54 chiếc, có 32 máy bay B-52, chiếm 94% tổng số máy bay B-52 bị bắn rơi trong toàn chiến dịch.
Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu và còn nguyên giá trị, đó là cơ sở khoa học để cho chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh mới, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Trước yêu cầu cao của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi Quân chủng PK-KQ phải nắm vững quan điểm chỉ đạo về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát huy có hiệu quả bài học trong các cuộc kháng chiến vừa qua, nhất là Chiến dịch Phòng không năm 1972 vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nội dung chủ yếu sau:
Trước hết, đẩy mạnh xây dựng lực lượng PK-KQ vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu. Để thực hiện tốt nội dung yêu cầu này, cần tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho cán bộ, chiến sĩ luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, quán triệt và chấp hành nghiêm túc cương lĩnh, đường lối của Đảng; đồng thời, đẩy mạnh công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Cùng với xây dựng ý chí quyết tâm cao, tinh thần dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, phải tăng cường giáo dục, nêu cao cảnh giác cách mạng, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, khắc phục triệt để những biểu hiện dao động, thiếu niềm tin vào vũ khí, trang bị và cách đánh của ta. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả những Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng và Cuộc vận động: Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.
Hai là, tập trung xây dựng, kiện toàn tổ chức lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, không ngừng nâng cao trình độ, khả năng tác chiến của Quân chủng PK-KQ. Đây là vấn đề cốt lõi, mang tính xuyên suốt quá trình xây dựng Quân chủng PK- KQ, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đối không, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc. Trong đó, ưu tiên bảo đảm quân số, vũ khí, trang bị kỹ thuật cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nhiệm vụ đặc biệt và đơn vị tiến thẳng lên hiện đại. Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục-đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, lấy huấn luyện thực hành là chính, nhất là thực hành bay, bảo đảm an toàn bay. Trong đó, đặc biệt chú trọng huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ thuật có trong biên chế, vũ khí, trang bị hiện đại, mới được biên chế, bảo đảm sát thực tế chiến đấu và đối tượng tác chiến.
Ba là, thực hiện tốt công tác kỹ thuật, hậu cần cho các nhiệm vụ cả thường xuyên và đột xuất. Quân chủng PK-KQ đang trong quá trình hiện đại hóa, được trang bị ngày càng nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đặt ra yêu cầu cao, thách thức lớn đối với công tác kỹ thuật, hậu cần. Để thực hiện tốt công tác bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, các cấp ủy đảng phải tăng cường quán triệt sâu sắc và triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp về lãnh đạo công tác hậu cần, kỹ thuật trong tình hình mới. Tập trung triển khai đồng bộ, dứt điểm các chương trình, mục tiêu trọng điểm về bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm hậu cần cho các nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ vào việc quản lý, khai thác cải tiến vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có; đồng thời, có kế hoạch đầu tư chế tạo, sản xuất và mua sắm vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu, phát triển khoa học quân sự, nghệ thuật tác chiến PK-KQ, góp phần phát triển nền nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, làm cơ sở xây dựng lực lượng PK-KQ hiện đại. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong xây dựng lực lượng PK-KQ. Trên cơ sở kế thừa nghệ thuật tác chiến trong chiến dịch phòng không năm 1972, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển nghệ thuật tác chiến PK-KQ của chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không trong điều kiện mới. Trong đó, cần nghiên cứu những phát triển mới về phương thức tác chiến đường không, nhất là chống tiến công đường không bằng vũ khí công nghệ cao của địch. Tích cực, chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế cả trên bình diện song phương và đa phương, nhất là với các nước láng giềng, các nước bạn truyền thống và các nước có nền khoa học-công nghệ quân sự phát triển...
50 năm đã qua, những bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chiến dịch Phòng không cuối tháng 12/1972 vẫn còn nguyên giá trị, cần phải được vận dụng, phát huy một cách sáng tạo, góp phần xây dựng Quân chủng PK-KQ “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong tình hình mới.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả 05.11.2024 | 14:15 PM
- Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm 30.10.2024 | 15:58 PM
- Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo 30.09.2024 | 17:56 PM
- Nhiều giải pháp sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền đại hội Đảng các cấp 28.09.2024 | 18:29 PM
- Thành phố: Phổ biến Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị cho đội ngũ báo cáo viên 24.07.2024 | 16:49 PM
- Thành phố: Tổng giá trị sản xuất tăng 5,7% 09.07.2024 | 16:10 PM
- Khai giảng lớp thứ nhất bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV 09.07.2024 | 09:02 AM
- Quy định 144-QĐ/TW: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới 04.07.2024 | 08:58 AM
- Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác định giá tài sản 02.07.2024 | 17:14 PM
- Đảng ủy Công an tỉnh: Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng 06.06.2024 | 17:45 PM
Xem tin theo ngày
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương