Thứ 5, 01/08/2024, 09:15[GMT+7]

Ðảng bộ Sở Công Thương Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ

Thứ 4, 08/04/2015 | 10:07:20
913 lượt xem
5 năm qua, mặc dù tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh, song Ðảng bộ Sở Công Thương đã đề ra nhiều biện pháp lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại - dịch vụ.

Lãnh đạo Sở Công Thương trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Thụy Phong (Thái Thụy).

 

Xác định kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng bộ, Ðảng ủy Sở Công Thương đã phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ của cán bộ, đảng viên, chỉ đạo làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh: phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, thủy hải sản tỉnh Thái Bình đến năm 2020; điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020...; tổ chức lễ ra quân đầu năm, các hoạt động bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán, các hội nghị chuyên đề nghe các doanh nghiệp phản ánh khó khăn, vướng mắc để kịp thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ; quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn như Trung tâm Ðiện lực Thái Bình, Nhà máy Sản xuất Amon Nitrat, Dự án đưa khí vào bờ, Nhà máy Dệt sợi Damsan II,  Nhà máy Sản xuất dây dẫn điện ô tô Yazaki, Nhà máy Bia Hà Nội...   Bên cạnh đó, chỉ đạo Trung tâm Khuyến công - Tư vấn phát triển công nghiệp thực hiện hiệu quả chương trình, dự án khuyến công, hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 12.000 lao động, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho trên 1.200 lãnh đạo doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại tổ chức đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ trong và ngoài nước, khảo sát thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Dây chuyền may veston của Xí nghiệp may 10 Hưng Hà. Ảnh: Minh Đức

 

Với những giải pháp trên đã góp phần đưa sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm qua tiếp tục phát triển ổn định. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt 155.697 tỷ đồng, tăng bình quân 10,5%/năm. Tính từ năm 2011 đến tháng 10/2014, tỉnh ta có 117 dự án sản xuất công nghiệp được chấp thuận đầu tư với tổng số vốn 15.200 tỷ đồng, đưa tổng số dự án đầu tư vào tỉnh đến hết tháng 10/2014 lên tới 748 dự án với tổng vốn đăng ký 102.918 tỷ đồng; trong đó 448 dự án đã đi vào sản xuất với vốn đầu tư 17.821 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 110.000 lao động. Ðến hết năm 2014, toàn tỉnh có 245 làng nghề, tăng 26 làng nghề so với năm 2010, giải quyết việc làm cho 150.000 lao động với thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động thương mại, dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ 5 năm qua đạt 114.230 tỷ đồng, tăng bình quân 15,32%/năm.

 

Với quyết tâm cao trong nhiệm kỳ mới, Ðảng bộ Sở Công Thương tiếp tục tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại với các chỉ tiêu tới năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 71.300 tỷ đồng, tăng bình quân 13,5%/năm; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 57.600 tỷ đồng, tăng bình quân 15%/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 2.090 triệu USD, tăng bình quân 10,5%/năm. Ðể đạt được mục tiêu trên, Ðảng bộ Sở Công Thương tập trung chỉ đạo: Tiếp tục hoàn thành quy hoạch phát triển công nghiệp Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch Ðiện lực tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2020, xét đến năm 2030. Ðẩy mạnh tiến độ đầu tư và hoạt động sản xuất công nghiệp của các dự án lớn. Tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất cấu kiện ô tô, máy nông nghiệp, máy tàu thủy, sản phẩm công nghệ cao, linh kiện điện tử... Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp, loại bỏ ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kém hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Giữ vững sản xuất nghề và làng nghề, phát triển sản xuất nghề mới, củng cố, phát triển nghề truyền thống như dệt khăn, chạm bạc, dệt chiếu, gỗ mỹ nghệ. Quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp, có giải pháp hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch giao cho nhà đầu tư...

Thu Thủy

 

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày