Đặt tên: Nét nhân văn của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Bắc Bộ Phủ năm 1946.
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác Hồ trở về Tổ quốc. Người ở trong hang núi Ðào thuộc tỉnh Cao Bằng. Chuyện kể rằng: Xưa có bảy nàng tiên đi chơi vườn đào, gặp con suối mát xanh, các tiên xuống tắm. Ðến giờ trở về trời, nàng tiên út bỏ quên một quả đào, sau thành núi mang tên núi Ðào. Bác Hồ bảo với mọi người: “Xưa ở đây có tiên cô, nay có thêm tiên cậu, tiên ông. Các Mác mong muốn mọi người thành tiên, thế thì Bác cháu ta đặt tên mới, hiện thực hơn để mà phấn đấu - núi Các Mác. Còn Lênin - người đầu tiên hiện thực hóa lý tưởng của cụ Các Mác thì gọi là suối Lênin”.
Vậy là Bác chọn đá tạc tượng Các Mác, “ông Ké” làm nhà điêu khắc. Chủ nghĩa Mác - Lênin được tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện thực hóa một cách sáng tạo, tài tình bắt đầu tỏa sáng từ địa danh lịch sử quen gọi là “hang Pác Bó” này.
Trước đó 20 năm, nhiều tên gọi mới chưa từng có trong tiếng Việt đã từng xuất hiện đồng thời với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Người cùng khổ, Ðảng Cộng sản Việt Nam rồi đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân...
Tháng 5/1946, có nhân viên ngoại giao làm hộ chiếu cho Bác sang Pháp đến xin phép Người cho làm thủ tục: “Thưa Chủ tịch, họ và tên thân phụ của Chủ tịch ạ?”. Bác dí dỏm trả lời: “Mình là Hồ Chí Minh thì ông cụ thân sinh ra mình là Hồ Chí Thông”. Bác cháu nhìn nhau cười vang.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn đại biểu Nam Bộ từ chiến trường miền Nam ra chiến khu Việt Bắc báo cáo với Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ về quyết định kháng chiến của đồng bào và chiến sĩ miền Nam (10/1949).
Cả trăm đồng bào, chiến sĩ ta, cả ở nước ngoài có hạnh phúc được Bác đặt tên, đổi tên. Khi mang tên mới, hầu như ai cũng sống tốt hơn, đẹp hơn và nhớ ơn Người.
Cố Tổng Bí thư Trường Chinh là một ví dụ. Ðồng chí Trường Chinh là người cẩn thận. Bác bảo: “Tính chú cẩn thận, ngăn nắp, tốt lắm. Nay đặt cho chú bí danh là Thận, được không?”.
Năm 1949, vào dịp mừng Cụ Tôn Ðức Thắng tròn 60 tuổi, Bác tặng Cụ tên mới: Tôn Tất Thắng, thể hiện niềm tin vào tương lai của toàn dân tộc.
Nhân dịp sang Pháp với cương vị khách mời của Chính phủ Pháp, Bác đã chọn Phạm Quang Lễ - người đỗ bốn bằng đại học loại ưu của Pháp về tổng hợp, cầu đường, điện và hàng không. Phạm Quang Lễ từ chối mức lương 22 lạng vàng mỗi tháng do công ty chế tạo máy bay của Pháp trả để về nước cùng Bác. Bác bảo: “Ðể bảo vệ an toàn gia đình, họ hàng, bà con của chú Lễ đang ở miền Nam, Bác đổi tên chú thành Trần Ðại Nghĩa - làm việc vì nghĩa lớn”.
Trên chiến khu, Bác đổi tên cho các cán bộ giúp việc cho Bác thành: Trường - Kỳ - Kháng - Chiến - Nhất - Ðịnh - Thắng - Lợi. Hòa bình lập lại, ông Kháng và ông Chiến nhân lúc vui đề nghị với Bác cho đổi tên thành Hòa và Bình. Nghe xong, Bác thoáng nghiêm nét mặt, bảo: “Không đổi gì cả. Bây giờ mới chỉ là hòa bình tạm thời, dân tộc ta còn phải tiếp tục kháng chiến”. Quả nhiên, sau đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 21 năm.
Khi Giáo sư Tôn Thất Tùng có tin vui phu nhân sinh con trai, Người đã tặng quà và đặt tên cho quý tử là Tôn Thất Bách với mong mỏi “con nối dõi cha Tùng - Bách”.
Ở cơ quan CQ 41 - mật danh nơi Bác ở, Bác cũng đặt tên cho từng người: Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Thanh - Lịch. Nhưng xúc động nhất là chuyện đặt lại tên cho cu Nậy. Mẹ cu Nậy chết đói, cha bán Nậy cho nhà giàu. Nậy bỏ trốn, lang thang xin ăn. Nậy quên cả tên mình, đành lấy tên mới là Thểu để vào bộ đội đánh Pháp. Dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, Thểu được bầu là chiến sĩ thi đua. Bác biết tin và sau khi nghe kể lai lịch, cầm tay Thểu, Bác xúc động nói: “Cháu ạ. Bác cháu chúng ta đi làm cách mạng để xóa bỏ kiếp lầm than, tủi nhục. Bác đặt tên mới cho cháu là Thảo. Thảo cùng vần cũ, lại là hiếu thảo với nhân dân, với Ðảng và Chính phủ”. Lại có người như anh bộ đội bảo vệ tên Thái Doãn Thiếp. Anh Thiếp kể với Bác là do quá ốm yếu, nhà toàn con gái, hay chết yểu nên cha mẹ đặt tên anh là Thiếp để tránh họa. Bác động viên: “Bây giờ cháu đã là chiến sĩ cảnh vệ khỏe mạnh. Không những cần mưu trí, dũng cảm, mà còn phải lịch thiệp khi tiếp xúc với nhân dân nữa. Cháu đổi tên là Thiệp thì hơn”.
Hoàng thân Xu-pha-nu-vông và Bà hoàng Khăm-viêng Nguyễn Thị Kỳ Nam là cặp trai tài gái sắc. Bà Kỳ Nam là người Huế, đẹp người, đẹp nết, mẫn tuệ. Bà từng là sinh viên Khoa Kinh tế Trường Ðại học tổng hợp Lô-mô-nô-xốp. Ông bà đều tha thiết mong Bác Hồ đặt tên Việt Nam cho các con mình. Bác đặt: Quang - Minh - Chính - Ðại - Trung - Thành - Chí - Long và hai người con gái là Hồng Hà, Hữu Nghị.
Chuyện về việc Bác Hồ đặt tên, đổi tên cho mỗi con người, mỗi địa danh đều mang hồn thiêng sông núi, đều ngầm nhắc đến tư cách người cán bộ cách mạng phải suốt đời tận trung với nước, tận trung với Ðảng, tận hiếu với dân, liêm khiết và trong sạch, phải góp phần xây dựng Ðảng ta “là đạo đức, là văn minh”.
Thế mới biết:
Nước non vẫn nước non này,
Ngàn năm trời - đất đổi thay, ơn Người!
Việt Bảo
Tin cùng chuyên mục
- Đảng viên, công nhân Lưu Quang Đông học và làm theo Bác 10.03.2025 | 09:47 AM
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 27.12.2024 | 09:25 AM
- Cựu thanh niên xung phong phường Đề Thám: Học và làm theo Bác, nhân lên những giá trị tốt đẹp 22.08.2024 | 09:16 AM
- Quy định 144-QĐ/TW: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới 04.07.2024 | 08:58 AM
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Trường Tiểu học Trần Lãm báo công dâng Bác tại Quảng trường Thái Bình 26.03.2024 | 06:56 AM
- Học Bác từ những điều bình dị 12.02.2024 | 23:07 PM
- Triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 trong toàn tỉnh 19.01.2024 | 09:04 AM
- Đoàn kết nhân lên sức mạnh 26.10.2023 | 08:44 AM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ