Bác Hồ rất siêng năng đọc báo
Từ chiếc máy chữ này, Bác Hồ đã soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng. Ảnh tư liệu
Đọc lại những lời Bác dạy mới thấy chữ cần quan trọng lắm. Nhân lúc sưu tầm một số tư liệu để làm bài thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ, tôi đọc được câu chuyện "Bác Hồ với Báo Cứu Quốc" của Giáo sư Lê Văn Tân. Giáo sư Lê Văn Tân, nguyên chủ bút Báo Cứu Quốc năm 1947 kể rằng: "Hồi ở chiến khu Việt Bắc, Bác siêng năng đọc báo lắm! Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi trong thời gian làm việc tại Báo Cứu Quốc là sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của Bác Hồ với từng số báo, có khi cả từng bài báo được in. Bác đọc báo và đánh dấu những câu cần góp ý với ban biên tập. Có lần, tòa soạn nhận được một bức thư, trong đó có đoạn: "Cháu thấy Bác Hồ đi nhiều nơi mà chẳng ai bảo vệ, cháu sợ bọn người xấu hại Bác nên cháu rất lo lắng…". Sau khi đọc bức thư đó, đồng chí Xuân Thủy, Chủ nhiệm Báo Cứu Quốc xúc động nói: "Nên cho đăng báo ngay". Bác đọc bài báo đó, gọi chủ bút đến bảo: "Chú có biết bài báo này của ai không?". Chủ bút Lê Văn Tân thưa: "Thưa Bác, đây là thư của một cháu bé, chúng tôi thấy dí dỏm thì cho đăng". Bác bảo: "Chỉ thấy dí dỏm mà cho đăng à? Lộ bí mật! Quốc dân đảng mà biết thì nguy". Bác xem một bức vẽ trên báo, hỏi Giáo sư Lê Văn Tân: "Đây là ai vậy?". Chủ bút báo cáo: "Dạ, thưa Bác, anh Lê Hiến Mai đấy ạ". Bác bảo: "Vẽ thế này để làm gì? Đối với dân, khi xem báo, thấy bức vẽ này họ có ấn tượng về ông tướng ra sao? Tướng lĩnh như vậy thì còn gì là oai phong nữa?".
Thế đấy, trong khi mải chỉ đạo đánh giặc, Bác của chúng ta vẫn siêng năng đọc báo! Vậy mà bây giờ, có người vin cớ bận mải công việc, không ngó ngàng gì đến báo chí. Có đồng chí lãnh đạo một phòng cấp huyện, báo chí chất đầy bàn nhưng chẳng bao giờ đọc. Có khi công văn cấp trên gửi đến vẫn nằm yên trong đống báo hàng tháng trời. Có lần tôi viết bài biểu dương một đơn vị. Báo tỉnh đăng bài ngay trên trang nhất. Nửa tháng sau, khi tôi hỏi, lãnh đạo đơn vị đó trả lời là chưa kịp đọc. Ai đó đã bảo: Văn hóa đọc đang xuống cấp! Mọi người nên học Bác ở điều nhỏ nhất: Siêng năng đọc báo, nghe đài. Hồi lên thăm ngôi nhà sàn của Bác trong Phủ Chủ tịch, tôi thấy có chiếc đài bán dẫn Bác dùng để nghe tin tức hàng ngày. Bận vậy mà Bác của chúng ta vẫn dành thời gian nghe đài. Thật là tuyệt vời! Ngày nay, xã nào cũng có hệ thống truyền thanh. Tuy nhiên, cũng phải nhìn thẳng vào thực tế: Những năm gần đây truyền hình lên ngôi, phát thanh lép vế. Nhà nhà xem tivi, người người xem tivi, ít người nghe đài lắm. Đài tỉnh, đài huyện chỉ phát chương trình địa phương, đài xã thực hiện cơ chế truyền thanh 4 cấp nhưng thực tế là chỉ tiếp âm đài tỉnh, đài huyện và phát chương trình địa phương. Rất ít khi tiếp âm chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đài tỉnh trong một ngày có tới gần chục chương trình phát sóng nhưng đài xã chỉ tiếp âm cho dân nghe buổi sáng từ 5 giờ đến 5 giờ 45 phút, buổi chiều từ 17 giờ đến 17 giờ 30 phút. Rất hiếm đài xã tiếp âm chương trình văn nghệ của đài tỉnh, nhất là chương trình phát sóng buổi trưa. Chính vì không tiếp âm buổi trưa nên có người nhầm lẫn cho rằng đài tỉnh không có chương trình văn nghệ. Dân tỉnh ta không bao giờ được nghe văn nghệ trên sóng đài tỉnh qua hệ thống truyền thanh công cộng. Tôi đã mạnh dạn hỏi một số người: Tại sao không tiếp âm chương trình phát thanh buổi trưa của đài tỉnh? Họ bảo: Dân không muốn đài phá giấc ngủ trưa. Ô hay nhỉ, ai ngủ trưa lúc 11 giờ? Siêng năng ngủ ngày thế thì giàu làm sao được, văn minh làm sao được? Cũng có người bảo rằng: Phụ cấp cho nhân viên đài xã quá thấp. Đúng là phụ cấp cho người làm truyền thanh cơ sở quá thấp, làm sao họ yên tâm công tác, yêu nghề mến nghiệp được? Muốn văn hóa đọc, văn hóa nghe và dân trí được nâng lên trước hết là phải có chuyển biến từ lãnh đạo. Lãnh đạo có siêng năng đọc báo, nghe đài thì dân mới có cơ hội được nhờ. Bác Hồ của chúng ta là người siêng năng đọc báo, nghe đài nên Bác nắm chắc tình hình, tư tưởng và nguyện vọng của nhân dân. Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác phải từ những điều nhỏ nhất, từ đó việc làm theo mới đạt hiệu quả.
Cao Bá Khoát
(Tự Tân, Vũ Thư)
Tin cùng chuyên mục
- Đảng viên, công nhân Lưu Quang Đông học và làm theo Bác 10.03.2025 | 09:47 AM
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 27.12.2024 | 09:25 AM
- Cựu thanh niên xung phong phường Đề Thám: Học và làm theo Bác, nhân lên những giá trị tốt đẹp 22.08.2024 | 09:16 AM
- Quy định 144-QĐ/TW: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới 04.07.2024 | 08:58 AM
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Trường Tiểu học Trần Lãm báo công dâng Bác tại Quảng trường Thái Bình 26.03.2024 | 06:56 AM
- Học Bác từ những điều bình dị 12.02.2024 | 23:07 PM
- Triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 trong toàn tỉnh 19.01.2024 | 09:04 AM
- Đoàn kết nhân lên sức mạnh 26.10.2023 | 08:44 AM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
Xem tin theo ngày
-
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế