Mẹo bảo quản tôm tươi lâu ngày Tết
Chọn và sơ chế tôm
Nên chọn mua tôm (tôm biển, tôm nuôi, tôm đồng) tươi sống là ngon nhất với các dấu hiệu như: tôm còn bơi, vỏ trong, trơn bóng, ấn vào chắc thịt, phần đầu và thân dính chặt, râu càng nguyên vẹn. Tránh mua tôm mềm, đầu rụng ra khỏi thân, có mùi lạ là tôm chết hoặc ươn.
Chọn, sơ chế tôm tươi. Ảnh: Bùi Thủy
Tôm tươi mua về nên sơ chế luôn.
Cách làm như sau: Dùng kéo cắt vát chéo ở trên đầu bỏ hệ tiêu hóa, nhẹ nhàng ấn rồi kéo rút bỏ phần chỉ đen (ruột) dọc sống lưng. Hoặc có cách khác lấy chỉ đen ở lưng là cắt dọc đường nhỏ rồi dùng tăm gỡ kéo ra. Sở dĩ nên bỏ phần tiêu hóa và chỉ đen này vì phần đầu chứa chất thải, tích tụ nhiều kim loại nặng như asen và chỉ lưng (đường tiêu hóa) chứa nhiều vi khuẩn. Ngoài ra khi cho vào tủ đông làm lạnh từ ngoài vào trong, phần vỏ tôm khá cứng nên quá trình làm đông lâu hơn khiến cho quá trình tiêu hủy ezyme trong hệ tiêu hóa và đường ruột vẫn diễn ra khiến cho tôm bị đen đầu và dễ có mùi tanh hơn. Sau khi sơ chế, rửa tôm với nước đá sạch rồi vớt ra để ráo hoặc thấm khô.
Gia vị và nguyên liệu phụ trợ
Đường giữ nước, rượu hoặc bia khử tanh, khử khuẩn. Ảnh: Bùi Thủy
Tôm sau khi sơ chế đem ướp với chút bia lạnh hoặc rượu trắng, thêm chút đường vào đảo đều. Bia hoặc rượu có nồng độ cồn giúp khử trùng, khử tanh hiệu quả. Đường trong khoa học ẩm thực có tính giữ nước nên giúp tôm để lâu vẫn ngọt thịt mà không bị khô bở. Hơn nữa đường không bị hòa tan trong môi trường lạnh, nên giúp tôm không bị dính, đóng cục vào nhau vì thế rã đông dễ dàng hơn.
Ướp tôm với đường. Ảnh: Bùi Thủy
Mẹo này có tác dụng khử khuẩn, khử mùi, giữ nước, giữ hương vị tươi ngon cho tôm.
Chia hộp và trữ đông
Chia nhỏ, cấp đông tôm. Ảnh: Bùi Thủy
Căn lượng tôm tương đương mỗi bữa ăn rồi chia nhỏ cho vào các hộp nhỏ đậy kín lại cho vào ngăn đông. Nếu không có thì dùng túi đựng thực phẩm, hút chân không rồi trữ đông. Chú ý không dồn nhiều tôm vào một hộp lớn vì chậm làm lạnh, giảm chất lượng của tôm.
Với cách bảo quản này, tôm tươi có thể trữ đông quanh năm dùng dần vẫn không bị đen đầu, khô xác, kém vị.
Tôm luộc đỏ au. Ảnh: Bùi Thủy
Mỗi lần ăn lấy tôm từ ngăn đá để xuống ngăn mát rã đông tự nhiên, sau đó dùng luộc hoặc hấp các món tùy thích. Chú ý khi luộc tôm nên luộc thì khi nước sôi, thêm vài nhánh gừng, sả đập dập cho thơm, nêm chút muối thì tôm sẽ chắc giòn ngọt. Nếu lượng tôm nhiều thì chia nhỏ luộc, không nên dồn một lúc sẽ khiến nhiệt độ giảm lâu sôi, tôm lâu chín. Không nên luộc tôm từ khi nước lạnh làm tôm lâu chín, dễ bị bở nát, kém vị.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Cách làm thịt bò sốt tiêu đen thơm ngon, mềm mọng 17.05.2024 | 13:01 PM
- Việt Nam xác lập 6 Kỷ lục thế giới mới về ẩm thực, đặc sản 26.08.2022 | 11:19 AM
- Làm nama chocolate cho lễ tình nhân 10.02.2022 | 08:43 AM
- Cách làm làm bánh hình than tổ ong lạ mắt 19.07.2021 | 09:46 AM
- Cách làm món salad miến cá hồi đậm đà cho bữa trưa 17.07.2021 | 09:22 AM
- 3 công thức đơn giản làm kem cuộn tại nhà 16.07.2021 | 09:58 AM
- Mì xào giòn sốt xì dầu cho bữa sáng 15.07.2021 | 09:29 AM
- Món bánh ngọt làm khó cả đầu bếp chuyên nghiệp 15.07.2021 | 09:30 AM
- Cách bảo quản rau củ tươi lâu và những mẹo nấu ăn hữu ích 14.07.2021 | 08:16 AM
- Cách làm cocktail chanh bạc hà 13.07.2021 | 08:12 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng