Món "bánh Trời" ngày Tết của người Mông
Trong văn hóa của người dân tộc Mông, bánh dày là món bánh cổ truyền không thể thiếu của ngày Tết. Bánh dày không chỉ là hiện thân cho tình yêu son sắt của người dân mà còn là món bánh tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nơi khởi nguồn cho sự sống của vạn vật.
Bánh dày chẳng phải món bánh xa lạ với người Việt ta, những chiếc bánh trắng tròn, đầy đặn nhỏ xinh rất quen thuộc, nhưng chiếc "bánh Trời" của người Mông lại được thể hiện rất đặc sắc. Khác với kích thước nhỏ xinh bình thường, "bánh Trời" của người Mông có kích thước to hơn nhiều.

Bánh dày được gọi là "pé-plẩu" trong tiếng Mông. Món bánh cổ truyền này từ cách làm đến cách dâng cúng và thưởng thức đều kỳ công. Bánh dày cổ truyền của người Mông có vị ngon đặc biệt ở chỗ bánh được làm thủ công.
Cối dùng để giã bánh dày được làm từ thân cây cổ thụ, thớ mịn chắc và có mùi thơm. Phần lá lót và gói bánh là lá chuối rửa sạch, mang hơ qua lửa và lau sạch sẽ. Loại gạo nếp được dùng để làm bánh dày là nếp nương ngon, thơm và dẻo. Gạo được ngâm trong một ngày để cho ngậm no nước. Sau đó, xôi được đồ kỹ cho mềm và dẻo. Tiếp đó, phần xôi được đồ kỹ này đổ ra cối và giã ngay khi còn nóng.
Đây có lẽ là công đoạn vất vả nhất khi làm bánh dày. Những tiếng chày gỗ giã xuống liên tục để tạo độ dẻo, xôi giã càng kỹ thì bánh sẽ càng ngon và bảo quản cũng được lâu hơn. Giã bánh xong phải nặn bánh ngay để bánh vào khuôn. Nếu để bánh nguội thì vừa không nặn được mà bánh lên hình cũng không được đẹp.
Những chiếc bánh dày tròn trịa sau khi hoàn thành sẽ được dâng lên mâm lễ thờ cúng tổ tiên. Trong ngày lễ Tết của người Mông, đây không chỉ là lễ vật chính trong mâm cỗ mà còn là món ăn đãi khách và làm quà. Ngoài ăn trực tiếp, bánh còn được nướng trên than hồng hoặc cắt nhỏ rồi rán phồng.

Chiếc bánh dày tròn đầy thể hiện lòng thơm thảo của người dân tộc Mông với lễ hội truyền thống cũng như lòng biết ơn tới cội nguồn khởi sinh vạn vật. Đối với người dân nơi đây, bánh dày tròn không chỉ là món bánh cổ truyền trong ngày Tết mà còn thể hiện sự chung thủy, một lòng trong tình yêu. Hình ảnh tròn đầy của bánh dày tượng trưng cho tình yêu luôn viên mãn chẳng bao giờ vơi. Tục làm bánh dày của người Mông khi Tết đến không chỉ thể hiện sự tôn trọng, kế thừa truyền thống mà còn là hoạt động đặc sắc trong mùa xuân thu hút nhiều khách du lịch.
Theo afamily.vn
Tin cùng chuyên mục
- Giải nhiệt ngày hè với những món chè thanh mát 07.05.2025 | 15:15 PM
- Cách làm thịt bò sốt tiêu đen thơm ngon, mềm mọng 17.05.2024 | 13:01 PM
- Việt Nam xác lập 6 Kỷ lục thế giới mới về ẩm thực, đặc sản 26.08.2022 | 11:19 AM
- Làm nama chocolate cho lễ tình nhân 10.02.2022 | 08:43 AM
- Cách làm làm bánh hình than tổ ong lạ mắt 19.07.2021 | 09:46 AM
- Cách làm món salad miến cá hồi đậm đà cho bữa trưa 17.07.2021 | 09:22 AM
- 3 công thức đơn giản làm kem cuộn tại nhà 16.07.2021 | 09:58 AM
- Mì xào giòn sốt xì dầu cho bữa sáng 15.07.2021 | 09:29 AM
- Món bánh ngọt làm khó cả đầu bếp chuyên nghiệp 15.07.2021 | 09:30 AM
- Cách bảo quản rau củ tươi lâu và những mẹo nấu ăn hữu ích 14.07.2021 | 08:16 AM
Xem tin theo ngày
-
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J