Bánh bao của các nước có gì khác nhau?
Có xuất xứ từ Trung Quốc, bánh bao từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Với một lớp vỏ bột mì, nhân bên trong bánh là thịt bằm nhỏ, sau đó được hấp chín và có mùi thơm rất đặc trưng.
Truyền thuyết kể rằng, Zhuge Liang (Gia Cát Lượng) sau khi chinh phục được miền đất phía nam Trung Hoa (bây giờ là vùng Yunnan và bắc Burna), trên đường quay về, ông và đội quân của ông đã không thể vượt qua được con sông lớn, nước chảy xiết…
Ông được một vị bạo chúa chỉ dẫn phải chặt đầu 50 nam giới và ném xuống dòng sông nhằm làm dịu đi sự hung dữ của dòng sông.. Nhưng ông không muốn phải đổ bất kì giọt máu nào nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Ông quyết định giết tất cả bò và ngựa đem theo, để lấy thịt của chúng và nhét vào trong những chiếc bánh nhỏ có hình dạng giống đầu người và ném xuống sông. Ông đã vượt qua được con sông và quay trở về vương quốc của mình. Sau đó ông đã gọi những chiếc bánh đó là “bánh đầu người dã man”, ngày nay nó có tên là màn thầu.
Ở miền bắc của Trung Quốc, màn thầu - cũng giống như gạo chúng được xem là một phần chính của bữa ăn, và nó cung cấp một lượng lớn cacbohydrat. Tuy nhiên, ở miền nam Trung Quốc, màn thầu chỉ là món ăn đường phố hoặc là món khai vị trong các nhà hàng, hơn là món ăn chính trong gia đình.
Màn thầu có đặc điểm là mềm, đặc ruột và có mùi vị rất đặc trưng. Thông thường màn thầu là loại không có nhân, còn bánh bao có nhân ở trong. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta không phân biệt như vậy mà màn thầu được dùng để chỉ chung cho cả loại có nhân hoặc không nhân.
Ngày nay, người ta vẫn thường dùng từ bánh bao để gọi chung cho món bánh này. Màn thầu khá phổ biến ở Châu Á, ví dụ như: ở Việt Nam gọi là bánh bao, ở Nhật nó được gọi là manjū (饅頭), ở Hàn Quốc là mandu, ở Philippin là siopao… Và ở Hồng Kông họ còn có cả lễ hội bánh bao nữa cơ, lễ hội này được tổ chức hàng năm ở đảo Chueng Chau trong suốt 3 ngày đêm đấy!
Bánh bao Hàn Quốc thường thấy nhất là bánh bao kim chi, là một trong những thực phẩm phổ biến ở Hàn Quốc. Vị béo của thịt, vị tươi mát, cay cay của kim chi hòa quyện với nhau mang đến cảm giác ngon miệng cho thực khách.
Bánh bao Nhật Bản lại đem đến cho chúng ta hai hương vị đặc trưng, có thể là bánh bao nhân đậu đen với vị ngọt, và bánh bao nhân thịt nướng pha trộn với cà rốt và hành tây đem lại vị ngậy, loại bánh bao này có tên gọi là Nikuman.
Ngày nay, bánh bao đã trở nên vô cùng phổ biến ở khắp các quốc gia Châu Á, thường được dùng trong các bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng.
Theo kênh14.vn
Tin cùng chuyên mục
- Cách làm thịt bò sốt tiêu đen thơm ngon, mềm mọng 17.05.2024 | 13:01 PM
- Việt Nam xác lập 6 Kỷ lục thế giới mới về ẩm thực, đặc sản 26.08.2022 | 11:19 AM
- Làm nama chocolate cho lễ tình nhân 10.02.2022 | 08:43 AM
- Cách làm làm bánh hình than tổ ong lạ mắt 19.07.2021 | 09:46 AM
- Cách làm món salad miến cá hồi đậm đà cho bữa trưa 17.07.2021 | 09:22 AM
- 3 công thức đơn giản làm kem cuộn tại nhà 16.07.2021 | 09:58 AM
- Mì xào giòn sốt xì dầu cho bữa sáng 15.07.2021 | 09:29 AM
- Món bánh ngọt làm khó cả đầu bếp chuyên nghiệp 15.07.2021 | 09:30 AM
- Cách bảo quản rau củ tươi lâu và những mẹo nấu ăn hữu ích 14.07.2021 | 08:16 AM
- Cách làm cocktail chanh bạc hà 13.07.2021 | 08:12 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”