Thứ 3, 04/02/2025, 13:44[GMT+7]

Kazanluk Thủ đô hoa hồng Bulgaria

Thứ 6, 02/11/2012 | 09:26:03
4,407 lượt xem
Bulgaria được mệnh danh là xứ sở của hoa hồng không chỉ bởi nơi đây sản xuất và cung ứng trên 50% lượng tinh dầu hoa hồng trên thế giới mỗi năm, mà từ xa xưa, người dân Bulgaria đã rất tôn sùng, coi hoa hồng là biểu tượng của sắc đẹp.

Lễ hội hóa truyền thuyết

 

Cái góp phần tô điểm truyền thuyết hoa hồng Bulgariaon> là điều kiện tự nhiên và khí hậu. Thung lũng hoa hồng Kazanluk trải dài 130 km, phía Bắc có dãy núi Beagan làm bình phong che chắn luồng gió lạnh; phía Nam có luồng khí hậu ấm áp từ Địa Trung Hải luồn qua khe núi vào. Thiên thời và địa lợi này góp phần cho ra những đóa hồng Kazanluk lừng danh và thêu dệt nên những truyền thuyết thơ mộng.

 

 

Người dân Kazanluk thường kể cho du khách nghe rằng, xa xưa, có một vị tiên nữ vì phạm giới trên thiên đường bị giáng xuống trần gian. Đau buồn vì nhớ người yêu, nàng dùng máu tươi của mình tưới hoa, nên hoa hồng ở đây có màu đỏ thắm như máu.Việc phát minh ra tinh dầu hoa hồng cũng được phủ một bức màn huyền bí. Có một vị công chúa rất say mê mùi thơm của hoa hồng. Lúc tắm, nàng lấy cánh hoa rải đầy bồn tắm và thấy những giọt dầu hoa hồng nổi lên mặt bồn, hương thơm rất lâu. Từ đấy người ta tìm cách chiết xuất dầu từ cánh hoa.

 

Mặc dù vậy, truyền thuyết không làm nên lịch sử nếu không nương theo những lễ hội dân gian truyền thống và không ở đâu trên thế giới, người ta lễ hội hóa các truyền thuyết về hoa hồng thành công như ở Bulgariaon>. Hằng năm, vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 6, thung lũng Kazanluk lại tổ chức lễ hội hoa hồng khá công phu. Suốt thời gian lễ hội, nhiều hoạt động nhảy múa được tổ chức, nhưng người dân vẫn không quên công việc chính là thu hoạch hoa hồng. Để sản xuất ra loại tinh dầu thượng hạng, tất cả các bông hoa phải được hái bằng tay. Sự kiện chính trong lễ hội là cuộc thi “Đi tìm nữ hoàng hoa hồng”. Cô gái đoạt vương miện không chỉ xinh đẹp mà quan trọng hơn, phải là thợ hái cừ khôi, nghĩa là hái hoa sao cho thật nhanh, thật khéo, không để hoa bị dập nát.

 

 

109 năm trôi qua kể từ năm 1903, Bulgaria đã có 109 “Nữ hoàng hoa hồng”, họ vừa là nhân vật thực của lễ hội, lại vừa mang tính biểu trưng cho một truyền thuyết được lễ hội hóa và cho hoạt động sản xuất được folklore hóa.

 

Gìn giữ công nghệ… tỷ đô

 

Hoa hồng là cây hái ra tiền của người Bulgariaon>. Nước này có 36.000 ha hoa hồng, riêng thung lũng Kazanluk-thủ đô hoa hồng có 6.000 ha. Muốn luyện 1 kg tinh dầu hoa hồng, cần tới 3 tấn cánh hoa màu hồng hoặc 6 tấn cánh hoa màu trắng và có giá bằng 1,5 kg vàng (đúng nghĩa quý hơn vàng). Mỗi năm Bulgariaon> thu về khoảng 4-5 tỷ USD từ hoa hồng. Tuy thung lũng Kazanluk có hàng ngàn loại hồng sinh trưởng, nhưng chỉ có 4 loài chiết xuất được tinh dầu, “vua” trong số đó là giống hồng Damacena, cho chất lượng tinh dầu tốt nhất, nó chỉ sống được ở Thung lũng Hoa hồng với đặc trưng khí hậu nắng nóng ban ngày và sương giá ban đêm. Rời giống hồng này ra khỏi Thung lũng vài chục cây số là chất lượng đã kém hẳn.

 

 

GS. Nedko Nedkov, giám đốc Viện Nghiên cứu Hoa hồng và Tinh dầu cho biết, công nghệ chưng cất hoa hồng cho đến nay vẫn làm bằng thủ công. Vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, khí hậu tươi mát hơn, sương mai nhiều hơn, người ta chỉ mất khoảng 2,5-2,6 tấn cánh hoa cho 1 kg tinh dầu. Nhưng với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, phải mất hơn 3 tấn cánh hoa. Mặc dầu vậy, chất lượng hoa hồng Bulgariaon> không hề thay đổi bởi bí quyết của nó là loại hoàn toàn phương thức chế biến theo kiểu công nghiệp và tự động hóa. Về cơ bản, chưng cất tinh dầu hiện nay vẫn giữ nguyên quy trình đã được thiết lập từ thế kỷ XVII. Tức là, hoa hồng được thu hái bằng tay từ sáng sớm và nhanh chóng đưa lên xe tải chở về cơ sở chưng cất. Tại đây, người ta đổ hoa vào những bể nước lớn, đun sôi chúng hàng giờ đồng hồ. “Và sau đó thì sao?”. Nếu có ai hỏi vậy, GS. Nedko Nedkov sẽ láu lỉnh trả lời: Sau đó là việc của các nghệ nhân, chính chúng tôi cũng… không biết. Cũng chẳng có ai phàn nàn gì, dẫu sao đó cũng là công nghệ mang lại cả tỷ đô la, họ phải giữ chứ!

 

Tốt nhất, đắt nhất, chuộng nhất

 

Tinh dầu Bulgariaon> được đánh giá tốt nhất thế giới. Giá của nó cao nhất, xấp xỉ 10.000USD/kg, nhưng chẳng hãng nước hoa nào kêu đắt. Nó là thứ hương liệu không thể thiếu của các nhãn hiệu lừng danh như Chanel, Dior, Lancôme… Nhưng đó phải là tinh dầu ở thung lũng Kazanluk. Đặc biệt, hoa hồng Kazanluk chinh phục được cả những khách hàng nổi tiếng khó tính như Nhật Bản. Ông Yoshikuni Yamamoto, Giám đốc hãng Yamamoto Perfumery nhận định, người Nhật rất quan tâm về mùi cơ thể họ, họ uống viên con nhộng hoa hồng mỗi ngày để một tuần sau, người họ tỏa ra mùi thơm hoa hồng. Vì vậy, hãng của ông Yamamoto đã nhập tinh dầu hoa hồng Kazanluk suốt 60 năm qua để làm nguyên liệu sản xuất viên con nhộng thơm vốn rất được ưa chuộng ở xứ Mặt trời mọc.

 

Khí hậu biến đổi làm cho người Bulgariaon> tốn nhiều hoa hơn làm tinh dầu, nhưng thời tiết ngày càng khắc nghiệt lại khiến thêm nhiều người tìm đến tinh dầu hoa hồng. Ông Antal Adam phát ngôn viên hãng Wala Heimittel cho biết, con người ngày càng dễ dị ứng với thời tiết nên sản phẩm kem hoa hồng của hãng ngày càng đắc dụng. Sản phẩm kem của hãng là “bạn đồng hành” của các ngôi sao Hollywood, từ Angelina Jolie cho tới Julia Roberts. Nước hoa của hãng Lancôme cũng được minh tinh Anna Hathaway tin dùng. Còn Tạp chí mỹ phẩm hàng đầu thế giới World of Perfume thì bình luận giản dị “Thế giới ngày càng ưa chuộng tinh dầu hoa hồng Kazanluk của Bulgariaon>”.

 Theo Du lịch

  • Từ khóa