Điện Thái Hòa và điện Kiến Trung tại Huế lần đầu mở cửa đón khách dịp Tết
Điện Thái Hòa được triều Nguyễn khởi công xây dựng năm 1805. Đây là biểu trưng quyền lực của vương triều Nguyễn. Ngôi điện này được sử dụng để tổ chức lễ Đăng quang (lên ngôi), lễ Vạn thọ (sinh nhật vua), lễ Tứ tuần hoặc Ngũ tuần đại khánh tiết (mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm (Quốc khánh) và cũng là nơi tiếp đón sứ thần của các nước khác và các buổi đại triều vào mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng.
Điện Thái Hòa là nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều Nguyễn.
Chính phủ đã cấp kinh phí trùng tu điện Thái Hòa từ năm 2021.
Theo lịch sử, điện Thái Hòa đã trải qua nhiều biến cố và bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào năm 2021, Chính phủ đã cấp kinh phí trùng tu khẩn cấp cho công trình này. Sau 3 năm trùng tu, công việc tại ngôi điện đã hoàn thành hơn 70% và các cấu kiện mái và trang trí hoa văn trên đã được hoàn tất cơ bản.
Tết Giáp Thìn, điện Thái Hòa sẽ mở cửa đón người dân và du khách đến tham quan.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa cho du khách vào bên trong điện Thái Hòa trong dịp Tết năm nay, và việc trùng tu sẽ tiếp tục sau Tết Nguyên tiêu để hoàn thiện vào năm 2025.
Điện Kiến Trung vừa hoàn thành sau 5 năm phục nguyên.
Tết Giáp Thìn 2024 cũng là thời điểm điện Kiến Trung được phục nguyên thành công sau 5 năm thi công. Đây là ngôi điện nằm trên trục Dũng đạo ở Tử Cấm thành tại Huế, vốn là nơi ở, sinh hoạt và làm việc của vua Khải Định. Về sau, dưới thời vua Bảo Đại, đây là nơi ăn ở của cả gia đình nhà vua.
Điện Kiến Trung được xây dựng dưới thời vua Khải Định.
Điện Kiến Trung hay còn gọi là Lầu Kiến Trung được xây dựng dưới thời vua Khải Định với chữ “Kiến” mang nghĩa dựng lên, thành lập; chữ “Trung” hàm ý ngay thẳng, không thiên lệch.
Điện Kiến Trung xây trên nền Minh Viễn Lâu và Du Cửu Lâu xưa cũ.
Theo tư liệu cũ, nguyên tại vị trí công trình này trước đó đã từng xuất hiện hai công trình kiến trúc khác đó là: Minh Viễn Lâu hay còn gọi là lầu Minh Viễn (1827) và Du Cửu Lâu hay còn gọi là lầu Du Cửu (1913). Lầu Minh Viễn được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng, đây là một tòa lầu bằng gỗ khá to lớn gồm 3 tầng, là nơi để nhà vua ngắm cảnh và hóng mát.
Nhìn chung, lầu Minh Viễn ngày xưa là công trình mang giá trị nghệ thuật rất cao được vua Thiệu Trị ca ngợi là “đệ nhất cảnh trong Thần kinh nhị thập cảnh” (hai mươi thắng cảnh của Kinh đô Huế). Tuy nhiên, công trình này đã được triệt giải vào năm 1876 dưới thời vua Tự Đức vì xuống cấp trầm trọng.
Điện Kiến Trung có lối kiến trúc trang trí châu Âu xen lẫn châu Á, hoàn thành năm 1923.
Đến năm 1913, triều đình của vua Duy Tân đã cho xây dựng trên nền cũ đó “một cái lầu khác theo kiểu mới gọi là lầu Du Cửu”. Năm 1916, vua Khải Định lên ngôi cho đổi tên thành lầu Kiến Trung; đến năm 1921, nhà vua tham chước phong cách kiến trúc và nghệ thuật trang trí của châu Âu lẫn châu Á để đưa ra các kiểu thức theo thị hiếu thẩm mỹ thời bấy giờ cùng với sự cố vấn của một số kiến trúc sư, kỹ sư người Pháp và Bộ Công, theo đó xây mới hoàn toàn điện Kiến Trung. Ngôi điện này được hoàn thành trong hai năm từ 1921 đến 1923.
Bên trong điện Kiến Trung.
Theo dòng chảy đầy biến cố của lịch sử Việt Nam giai đoạn sau 1945, ngôi điện này cùng nhiều công trình kiến trúc quan trọng trong Hoàng thành và Tử Cấm Thành đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, điện Kiến Trung bấy giờ chỉ còn tàn tích là phần nền móng phía dưới.
Những phù điêu đắp nổi mang đậm phong cách triều Nguyễn.
Sau gần 5 năm tu bổ, phục hồi và tôn tạo, vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 này, lần đầu tiên, ngôi điện Kiến Trung, công trình cung điện độc đáo vừa mang nét uy nghi, bề thế chốn hoàng cung triều Nguyễn vừa mang hơi thở thời đại thế kỷ XX với nét chấm phá ấn tượng của kiến trúc Tây phương chính thức hoàn thiện nội, ngoại thất ra mắt đến công chúng.
Tết Giáp Thìn 2024, điện Kiến Trung mở cửa đón khách tham quan.
Sau gần 5 năm trùng tu, đến nay điện Kiến Trung, Đại Nội - Huế đã hoàn thiện và sẵn sàng phục vụ người dân và du khách đến tham quan. Đặc biệt, miễn phí vé tham quan đối với du khách là người Việt Nam trong các ngày mùng 1, 2 và 3 Tết Giáp Thìn 2024.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thủ đô Hàn Quốc trắng xóa như miền cổ tích trong đợt tuyết trăm năm có một 29.11.2024 | 08:25 AM
- TourDaNangCity chuyên tổ chức tour Đà Nẵng 2 ngày 1 đêm chất lượng 07.11.2024 | 09:16 AM
- Vẻ đẹp nguyên sơ nơi thượng nguồn sông Mã 05.11.2024 | 08:28 AM
- Khám phá ngôi làng cổ đẹp như tranh của Nhật Bản 17.07.2024 | 17:00 PM
- Khai mạc tuần du lịch tỉnh và Hội chợ triển lãm, xúc tiến, đầu tư, thương mại, thành phố Thái Bình năm 2024 25.06.2024 | 22:41 PM
- Đầm Ao Châu - Ngọc xanh miền đất Mẫu 05.06.2024 | 15:29 PM
- Hàng nghìn du khách về Thái Thụy ngắm biển vô cực 29.04.2024 | 17:49 PM
- Ninh Bình xếp thứ 4 trong “Top 10 kỳ quan thế giới dành cho những người không thích đám đông" 14.04.2024 | 08:42 AM
- Ghé thăm ngôi làng cổ đẹp như tranh vẽ dưới chân núi Phú Sĩ 11.04.2024 | 08:51 AM
- Hội An là "điểm đến nổi tiếng rẻ nhất thế giới" 26.03.2024 | 17:43 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Tiếp xúc cử tri tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW