Côn Sơn - khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia
Đền Thanh Hư thờ Quan đại tư đồ Trần Nguyên Đán
Khu di tích Côn Sơn (xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), cách Thành phố Thái Bình không xa, chỉ khoảng 90km. Đây là địa chỉ hợp lý và thuận tiện để bạn chọn là điểm đến cuối tuần. Hơn nữa, Côn Sơn là di tích hội tụ giá trị về nhiều mặt như lịch sử, văn hoá, tôn giáo và là một danh thắng hấp dẫn. Nằm giữa rừng thông và dãy núi Kỳ Lân, Ngũ Nhạc kề dãy núi Phượng Hoàng, Côn Sơn còn có sông, hồ, có suối chảy róc rách, không khí nơi đây luôn trong lành, mát vẻ, u tịch và lãng mạn.
Đến với Côn Sơn, bạn có thể thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, thư giãn giảm stress sau một tuần làm việc căng thẳng. Bạn cũng có thể thăm viếng các di tích linh thiêng, nghiên cứu về kiến trúc, văn hoá và lịch sử, ôn lại một thời oanh liệt của các bậc danh nhân như ba vị Phật tổ của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần: Đệ nhất tổ Hoàng đế Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Huyền Quang, Trần Hưng Đạo đại vương, Quan đại tư đồ Trần Nguyên Đán, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi...
Đến Côn Sơn, các bạn sẽ được hướng dẫn viên lần lượt giới thiệu thăm các điểm nhấn chính như chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Bàn Cờ Tiên và Bàn Thạch. Chùa Côn Sơn - chùa Hun có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, toạ lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn. Chùa có từ thời Trần, đến thời Lê được trùng tu và mở rộng nguy nga đồ sộ. Ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng linh thiêng. Trong chùa còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa lịch sử quý hiếm.
Chùa có thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3 mét. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ: Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang, tượng ông bà Trần Nguyên Đán, tượng Nguyễn Trãi và vợ ông là Nguyễn Thị Lộ (Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ quê làng Hải Triều xã Tân Lễ huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Sân chùa có cây đại hơn 600 tuổi; có bốn nhà bia cổ, trong đó có bia Côn Sơn thiện tư bi phúc tự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích ngày 15-2-1965.
Sau khi thăm chùa Côn Sơn, bạn sẽ đến thăm Giếng Ngọc. Giếng nằm ở sườn núi Kỳ Lân (được cho là mắt con kỳ lân), nước trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý, đặt tên là Giếng Ngọc. Từ chùa Côn Sơn lên đỉnh núi có khoảng 600 bậc đá, cao vừa phải nên dễ đi. Trên đỉnh núi Côn Sơn cao khoảng 200 mét có một khu đất bằng phẳng. Trên đỉnh núi có một phiến đá rộng gọi là Bàn Cờ Tiên và có Am Bạch Vân.
Đường lên Bàn Cờ Tiên | - Khu di tích Côn Sơn được Đảng và Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1962 và xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia năm 1992
- Một năm Côn Sơn có hai mùa hội. Hội Xuân bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang (22-1) và bắt đầu sau khi Quyền Quang qua đời (1334). Hội Thu bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Trãi (16-8) hình thành từ năm 1962, thực sự trở thành hội lớn từ năm 1980, khi Nguyễn Trãi được tôn vinh là Danh nhân văn hoá thế giới |
Về nguồn gốc tên Bàn Cờ Tiên và Am Bạc Vân, có câu chuyện lưu truyền rằng: Vào một chiều thu có một số danh nhân vùng Kinh Bắc về thăm Côn Sơn, sau khi thắp hương, làm lễ, vãn cảnh, các cụ nghỉ tại chùa để ngày mai lên núi uống rượu, đánh cờ. Sáng sớm hôm sau, núi rừng Côn Sơn mây trắng bao phủ, các danh nhân lần theo lối mòn trong mây mù lên núi, tới gần đỉnh núi, nghe có tiếng cười nói, các cụ cho rằng đêm qua có người nghỉ tại am. Khi đến nơi mọi người đều ngạc nhiên thấy trong am không một bóng người, chỉ thấy bàn cờ đang đánh dở, suy nghĩ hồi lâu các cụ cho rằng trên đỉnh Côn Sơn đêm qua trời đất nối liền bằng mây mù, sương phủ, các Tiên ông trên trời đã cưỡi mây xuống đánh cờ, thấy có người đến, các Tiên ông bay về trời. Từ đó am có tên Bạch Vân và phiến đá có tên Bàn Cờ Tiên. Hiện nay trên nền am Bạch Vân đã dựng nhà bia kiểu vọng lâu các, hai tầng tám mái, có lan can xung quanh. Đứng từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng núi sông hùng vĩ và hít thở không khí trong lành. Thạch Bàn là một phiến đá lớn nằm kề bên suối Côn Sơn có đặc điểm mặt phẳng và nhẵn thín.
Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng dừng chân nghỉ ngơi khi Người tới thăm di tích này.
Hàng năm Côn Sơn có hai mùa hội với nhiều nghi lễ và trò diễn đặc sắc, thu hút hàng vạn du khách trong vùng. Ngoài ra, khu di tích mở cửa quanh năm đón khách thập phương đến thăm quan, nghiên cứu, viếng vọng. Đặc biệt nếu chọn đi du lịch trong ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể kết hợp đi theo tua để thăm được nhiều nơi. Nếu xuất phát từ Thái Bình, bạn đến thăm đền thờ nhà giáo Chu Văn An trước, sau đó thăm khu di tích Kiếp Bạc và đi tiếp khoảng 5 km nữa là khu di tích Côn Sơn vì các di tích cùng trên địa bàn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Bài, ảnh: Hà Dung
Tin cùng chuyên mục
- Ghé thăm tòa nhà biểu tượng của thành phố New York 06.01.2025 | 09:32 AM
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh 01.01.2025 | 15:08 PM
- Thủ đô Hàn Quốc trắng xóa như miền cổ tích trong đợt tuyết trăm năm có một 29.11.2024 | 08:25 AM
- TourDaNangCity chuyên tổ chức tour Đà Nẵng 2 ngày 1 đêm chất lượng 07.11.2024 | 09:16 AM
- Vẻ đẹp nguyên sơ nơi thượng nguồn sông Mã 05.11.2024 | 08:28 AM
- Khám phá ngôi làng cổ đẹp như tranh của Nhật Bản 17.07.2024 | 17:00 PM
- Khai mạc tuần du lịch tỉnh và Hội chợ triển lãm, xúc tiến, đầu tư, thương mại, thành phố Thái Bình năm 2024 25.06.2024 | 22:41 PM
- Đầm Ao Châu - Ngọc xanh miền đất Mẫu 05.06.2024 | 15:29 PM
- Hàng nghìn du khách về Thái Thụy ngắm biển vô cực 29.04.2024 | 17:49 PM
- Ninh Bình xếp thứ 4 trong “Top 10 kỳ quan thế giới dành cho những người không thích đám đông" 14.04.2024 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh