Hưng Hà: Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao
Hơn 10 năm trước, ông Vũ Quốc Khánh là người đầu tiên ở xã Thống Nhất thuê lại ruộng của bà con trong thôn để trồng thanh long. Những năm đầu, ông trồng giống thanh long ruột đỏ tuy sai quả nhưng quả bé, mẫu mã không đẹp. Còn giống ruột trắng rất năng suất nhưng lại không được thị trường ưa chuộng. Trăn trở về hướng phát triển, ông Khánh đã quyết định thử lai tạo giống ruột đỏ và ruột trắng với nhau để cho ra giống thanh long ruột đỏ mới với năng suất, chất lượng cao.
Ông Khánh cho biết: Hàng đêm, khi mọi người đã ngủ say thì tôi lại mò mẫm thử nghiệm lấy phấn của hoa thanh long ruột trắng cho thụ phấn với hoa của thanh long ruột đỏ. Kiên trì sau 3 năm, tôi đã thành công khi sản xuất ra quả thanh long vừa có hình thức đẹp như thanh long ruột trắng mà chất lượng lại ngon như thanh long ruột đỏ. Từ những thành công bước đầu, ông Khánh mạnh dạn mở rộng diện tích trồng thanh long. Đến nay, gia đình ông trồng trên 1.000 gốc thanh long. Mỗi năm gia đình ông thu hàng chục tấn quả, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 600 triệu đồng.Mô hình sản xuất dưa lưới ở xã Tiến Đức (Hưng Hà).
Đến thăm mô hình trồng dưa lưới của gia đình chị Trần Thị Nhàn, xã Tiến Đức với diện tích 4.300m2 đất bãi ven sông Hồng, chúng tôi được giới thiệu về các quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân và giá trị kinh tế của loại cây này.
Chị Nhàn cho biết: Sau khi cùng con trai đi tham quan các mô hình, học tập kinh nghiệm, gia đình tôi quyết định đầu tư 1,3 tỷ đồng xây dựng 2 nhà trồng 9.000 cây dưa lưới. Dưa được trồng gối liên tục 3 vụ/năm. Mỗi cây dưa lưới được trồng riêng trong từng chậu với giá thể xơ dừa đã qua xử lý. Nguồn nước, phân bón đều được chuyển qua hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại theo công nghệ của Israel. Khi dưa có quả, mỗi gốc chỉ để lại 1 quả và thường xuyên cắt tỉa lá, nhánh để cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi quả cũng như tránh dịch bệnh. Toàn bộ sản phẩm của nhà vườn khi thu hoạch được các công ty, siêu thị liên kết bao tiêu sản phẩm. Đây là mô hình trồng dưa lưới đầu tiên áp dụng công nghệ khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện Hưng Hà. Mỗi năm sau khi trừ chi phí mô hình cho thu lãi 500 - 600 triệu đồng.
Đến xã Chí Hòa, nhiều người biết đến ông Nguyễn Đức Khánh bởi ông là điển hình của phong trào chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cũng giống như nhiều gia đình khác trong thôn, những năm trước đây ông Khánh chủ yếu tập trung vào cấy lúa nhưng do điều kiện sản xuất không bảo đảm nên năng suất thấp. Trăn trở tìm hướng đi mới, ông đã đi tham quan một số mô hình phát triển kinh tế. Theo đó, ông mạnh dạn đề xuất với chính quyền địa phương cho chuyển đổi 8 sào cấy lúa kém hiệu quả của gia đình sang trồng cây, nuôi con theo mô hình tổng hợp. Ông Khánh đầu tư kinh phí làm khu chuyển đổi với diện tích 1,6 mẫu. Ngoài đào 6 sào ao, ông trồng các loại cây ăn quả như bưởi, ổi, na, mít... Diện tích ao không nuôi cá thông thường mà xây dựng thành mô hình nuôi ốc nhồi. Ao đều được chia ngăn để phân loại từng giai đoạn của ốc từ khi đẻ trứng đến khi thu hoạch. Với thức ăn của ốc chủ yếu là bèo tấm, gia đình ông Khánh đã tận dụng diện tích mặt nước và các tuyến kênh mương xung quanh để thả bèo. Mỗi năm gia đình ông thu trên 1 tấn ốc, cho thu nhập trên 100 triệu đồng từ nuôi ốc nhồi. Ngoài ra ông Khánh còn trồng 130 gốc bưởi hoàng, bưởi diễn cổ, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 5.000 quả, thu gần 100 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, năm 2019 ông Khánh tiếp tục đầu tư kinh phí trồng cây thanh long ruột đỏ, dưới rãnh tận dụng thả bèo tấm để nuôi thêm ốc nhồi, một số diện tích còn lại ông trồng na Đài Loan và ổi ruột đỏ. Do tích cực học hỏi kinh nghiệm, chọn các giống cây, con tốt có giá trị cùng với chăm sóc chu đáo nên vật nuôi, cây trồng của gia đình ông phát triển tốt, mỗi năm trừ chi phí cho thu lãi trên 200 triệu đồng.
Có thể thấy, sự mạnh dạn đổi mới sản xuất với những kết quả đạt được đã nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân ở huyện Hưng Hà, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Mong rằng trong thời gian tới huyện Hưng Hà sẽ có ngày càng nhiều hơn nữa những nông dân dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả bền vững, thể hiện ý chí vươn lên của người nông dân trong thời kỳ mới.
Mai Thư
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Tập trung thực hiện hiệu quả chương trình đèn điện “Thắp sáng đường quê” và tích tụ, tập trung đất đai 08.11.2023 | 20:14 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh