Bảo đảm thời vụ sản xuất vụ mùa
Vụ mùa năm nay, xã Bình Thanh (Kiến Xương) gieo cấy 300ha với 4 giống lúa chủ lực: TBR225, Bắc thơm 7, ĐS1 (lúa Nhật), Q5. Mặc dù thời tiết nắng nóng, bà con vẫn động viên nhau ra đồng để bảo đảm thời vụ gieo cấy tập trung, đồng nhất trên cánh đồng.
Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc HTX DVNN xã Bình Thanh cho biết: Hướng tới sản xuất hàng hóa, vụ mùa năm nay, xã Bình Thanh xây dựng 3 cánh đồng lớn “4 cùng” (cùng một giống lúa, cùng thời vụ, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch) gieo cấy các giống lúa TBR225 (100ha), Bắc thơm 7 (45ha), lúa Nhật ĐS1 (20ha). Đây là các cánh đồng phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn. So với canh tác truyền thống, hình thức sản xuất này giúp bà con nông dân giảm khá nhiều công trong khâu làm đất, làm cỏ bờ, gieo cấy tập trung và đồng loạt nên thuận lợi trong chăm sóc, điều hành dịch vụ của HTX. Tiến độ gieo cấy vì vậy cũng tập trung hơn, sau 3 ngày xuống đồng, nông dân trong xã đã gieo cấy được 120ha, dự kiến đến ngày 15/7 kết thúc gieo cấy.
Với mục tiêu hoàn thành gieo cấy gần 10.000ha lúa mùa trong khung thời vụ tốt nhất, thời điểm này, mặc dù trời nắng nóng song nông dân huyện Tiền Hải đã có nhiều biện pháp, tranh thủ thời điểm sáng và chiều mát đẩy nhanh tiến độ gieo cấy.
Ông Đỗ Văn Trịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Do thời gian chuyển vụ ngắn nên UBND huyện đã sớm xây dựng và triển khai kế hoạch gieo cấy vụ mùa, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cơ cấu giống, lịch thời vụ gieo cấy lúa mùa, khuyến cáo nông dân khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa xuân, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm, gốc rạ, đồng thời huy động phương tiện, nhân lực tiến hành làm đất cho gieo cấy vụ mùa, quyết tâm không để mạ chờ ruộng. Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện cùng các xã, thị trấn và ngành chuyên môn, đến ngày 6/7, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành làm đất, tập trung gieo cấy lúa mùa.
Nông dân huyện Kiến Xương gieo cấy lúa mùa.
Đến ngày 8/7, toàn tỉnh đã gieo cấy được 45.800ha lúa mùa, trong đó các huyện: Hưng Hà, Vũ Thư gieo cấy được trên 96% diện tích. Vụ mùa năm nay được đánh giá có nhiều khó khăn, thời tiết ngày càng cực đoan; giá phân bón tăng từ 20 - 30% so với vụ mùa năm 2020. Ngay đầu vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị và phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện thông tin đến bà con tình hình thời tiết để chủ động gieo cấy; hướng dẫn nông dân lựa chọn gieo cấy các giống lúa chất lượng, ngắn ngày, chống chịu tốt với bệnh bạc lá; mỗi cánh đồng chỉ nên chọn 2 - 3 giống lúa chủ lực để thuận tiện cho việc quản lý đồng ruộng, chăm sóc, phòng, trừ dịch hại; xuống giống ngâm ủ mạ và gieo cấy tập trung vào trà lúa sớm; bón phân cân đối, đầy đủ, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ để cây trồng phát triển thuận lợi, tăng khả năng chống chịu bệnh hại và giảm chi phí; chủ động chuẩn bị các phương án phòng, chống thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đồng thời, nông dân cần chủ động dự phòng giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày đồng thời gieo tăng từ 5 - 10% mạ ở trà cuối phòng khi thời tiết bất thuận gây ngập úng làm chết mạ, chết lúa ở đầu vụ. Khuyến cáo nông dân nên sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa xuân, tăng cường sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh để tránh ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Ứng dụng các quy trình thâm canh cải tiến để lúa khỏe, tăng sức đề kháng của cây; tăng cường áp dụng biện pháp làm mạ khay, cấy máy; điều tiết nước hợp lý, thường xuyên theo dõi đồng ruộng...
Ngành Nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân cần áp dụng chặt chẽ biện pháp bón phân cân đối. Trong đó, chú ý hạn chế bón phân đạm, bón tăng lượng NPK, kali, không để bón thừa phân. Biện pháp này vừa giúp tiết kiệm lượng phân bón trong điều kiện giá phân bón tăng cao vừa giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh gây hại.
Một số lưu ý trong chăm sóc lúa vụ mùa năm 2021 Phân bón: Thực hiện bón phân theo phương châm “bón lót sâu, thúc sớm”, bón phân cân đối, hạn chế bón đạm đơn, không sử dụng đạm đơn bón đòng, nuôi hạt. Lượng phân bón cho 1 sào: 20 - 25kg/sào NPK chuyên lót loại 5:10:3, 6:11:2,... và 12 - 15kg/sào NPK chuyên thúc loại 12:5:10, 16:5:17,... hoặc 15 - 17kg NPK 16:16:8/sào (bón lót 5 - 6kg/sào, bón thúc lượng còn lại).Điều tiết nước: áp dụng chế độ “nông - lộ - phơi” cho suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Ốc bươu vàng: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và chủ động tiêu hủy trứng ốc bươu vàng trên đồng ruộng, kênh mương; bắt thủ công với ruộng có mật độ ốc bươu vàng thấp, chăng lưới ở đầu lối dẫn nước vào ruộng; nếu mật độ cao mới dùng thuốc sinh học, hạn chế sử dụng thuốc hóa học để trừ ốc bươu vàng. Hạn chế cỏ dại: Cần phải làm đất kỹ để tàn dư thực vật (rơm rạ, hạt cỏ,...) được phân hủy toàn bộ. Sau cấy nên giữ một lớp nước nông để giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời hạn chế cỏ dại phát triển. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và nhổ bỏ tiêu hủy cỏ dại, không để cỏ dại kết hạt là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để hạn chế cỏ dại ở những vụ sau. Hạn chế tối đa việc xử lý cỏ dại bằng thuốc hóa học. Ngộ độc hữu cơ: diện tích làm đất muộn, khi cấy đất chưa kịp ngấu, cấy xong gặp nắng nóng, cây lúa rất có thể bị ngộ độc hữu cơ sau cấy 2 - 3 tuần. Biểu hiện như lúa còi cọc, kém phát triển, lá lúa biến vàng, rễ vàng hoặc đen có mùi hôi tanh, ruộng có nhiều bọt khí. Trường hợp này, không nên mang phân ra bón ngay mà cần bình tĩnh xử lý để bộ rễ nhanh phục hồi. Cách làm như sau: bón 10 - 15kg vôi bột/sào kết hợp sục bùn và thay nước; sau đó bón 7 - 10kg lân supe/sào kết hợp phun một số chế phẩm như KH, Pennac P... Các loại sâu bệnh khác: Thực hiện nghiêm việc phòng, trừ sâu bệnh theo khuyến cáo của ngành chuyên môn. Trung tâm Khuyến nông Thái Bình |
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Tập trung thực hiện hiệu quả chương trình đèn điện “Thắp sáng đường quê” và tích tụ, tập trung đất đai 08.11.2023 | 20:14 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
- Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh nhiệm kỳ 2024 - 2029
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên các gian hàng chào mừng Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và các dự án luật
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình