Chủ động tưới, tiêu trong sản xuất vụ mùa
Vụ mùa năm 2021 đã xảy ra 9 đợt mưa lớn trên diện rộng, trong đó có 6 đợt mưa lớn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Mặc dù hai đơn vị thủy nông và các địa phương đã bám sát phương châm phòng úng vụ mùa, tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: khi có dự báo thời tiết không thuận lợi và trước giai đoạn vào thời kỳ triều kém, hai hệ thống thủy nông chủ động tiêu nước, hạ thấp mực nước phòng úng và tích cực chủ động tiêu kiệt nước đệm trên hệ thống trước khi có mưa lớn nhưng do nhiều tồn tại, hạn chế về công tác thủy lợi nên vẫn có trên 2.400ha lúa mùa bị ngập úng nhẹ, 1.200 cây màu bị ngập và ảnh hưởng. Cụ thể, công trình thủy lợi hiện nay dù được quan tâm đầu tư, tu bổ song mới chỉ đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu trong điều kiện thời tiết bình thường; còn nhiều tuyến kênh chủ lực do hai đơn vị thủy nông quản lý, khai thác và kênh cấp III do các địa phương quản lý không có kinh phí đầu tư nạo vét; tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có diễn biến tăng trong khi các vi phạm cũ chưa được xử lý dứt điểm... Cùng với những tồn tại trên, vụ mùa năm 2021 cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ông Nguyễn Bảo Khương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Thái Bình, vụ mùa năm 2022 có khoảng 6 - 7 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền nước ta và khoảng 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Thái Bình. Xuất hiện từ 7 - 8 đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa trung bình trên 100mm, tập trung ở tháng 8, tháng 9, tháng 10. Để khắc phục những khó khăn trên, chủ động điều hành tưới, tiêu nước hợp lý, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo hai công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc, Nam Thái Bình phải hoàn thành công tác tu bổ, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi phục vụ chống úng xong trước ngày 20/6/2022; thường xuyên giải phóng dòng chảy trên các kênh và tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; định kỳ kiểm tra các thiết bị máy bơm, thiết bị đóng mở, máy biến áp, tủ điện, máy phát điện dự phòng, phát hiện sớm các hư hỏng, đề xuất sửa chữa kịp thời, sẵn sàng chống úng trong các trường hợp bất lợi do mưa lớn gây ra. Ngoài ra, hai đơn vị thủy nông cần xây dựng phương án phòng, chống úng chi tiết cho các vùng úng trọng điểm.
Công nhân trạm bơm Đông Tây Sơn (thành phố Thái Bình) kiểm tra máy bơm, sẵn sàng vận hành phục vụ sản xuất.
Ông Bùi Xuân Khả, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình cho biết: Công ty đã chủ động giải phóng dòng chảy trên các kênh, trục chính trong hệ thống ngay từ vụ xuân. Đến nay đã giải phóng được gần 2,7 triệu mét vuông bèo bồng, 104 đăng đó, hệ thống kênh trục, kênh dẫn được thông thoáng, không còn điểm ách tắc nghiêm trọng. Công ty đang thực hiện phòng úng cho lúa xuân cuối vụ; giữ mực nước trung bình cao để làm đất cho vùng cấy sớm, cấy ở các chân trũng. Khi bắt đầu vào thời điểm tập trung làm đất và cấy lúa mùa, hệ thống giữ nước ở mức tương đối thấp, đồng thời phòng úng cho các vùng trũng. Việc điều tiết nước chỉ tiến hành cục bộ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng vùng, không làm ảnh hưởng đến các vùng khác và toàn hệ thống.
Để đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất vụ mùa, vụ đông, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình đã thực hiện tu bổ, sửa chữa 17 cống dưới đê, 11 cống đập nội đồng chính, 9 trạm bơm, cắm cừ dự phòng 3 cống xung yếu thuộc huyện Kiến Xương, bảo dưỡng toàn bộ các máy bơm, cống đập hiện có. Công ty cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng phương án tưới, tiêu cho 19 vùng úng trọng điểm ở 4 huyện, thành phố do hệ thống quản lý.
Phương châm điều hành nước vụ mùa được xác định: trọng tâm lấy phòng úng là chính; tưới cạn lòng kênh, tưới nông mặt ruộng, chấp nhận hạn cục bộ. Hiện nay, lúa xuân đang chuẩn bị thu hoạch đại trà, vì vậy các đơn vị thủy nông, HTX DVNN, địa phương cần chủ động điều tiết nước hợp lý để bảo đảm thu hoạch lúa xuân được thuận lợi nhưng phải giữ lấm đất và lấy được sa phục vụ sản xuất lúa mùa.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Tập trung thực hiện hiệu quả chương trình đèn điện “Thắp sáng đường quê” và tích tụ, tập trung đất đai 08.11.2023 | 20:14 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII