Đẩy mạnh tái sử dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp
Nông dân xã Bình Định (Kiến Xương) tận dụng rơm sau thu hoạch để sản xuất nấm.
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt và nhiều nghiên cứu, cứ 1 tấn thóc được sản xuất ra thì lượng phế, phụ phẩm từ lúa cũng tương ứng là 1 tấn, với ngô là 1,2 tấn thân ngô, sản xuất 1ha lạc, đậu tương phát thải 11 tấn thân cây. Thái Bình có tổng diện tích đất trồng trọt trên 90.000ha, mỗi năm cấy khoảng 150.000ha lúa, sản lượng thóc thu được khoảng 1 triệu tấn tương đương 1 tấn rơm, rạ, trấu sinh ra.
Riêng ngành chăn nuôi, với quy mô tổng đàn khoảng gần 700.000 con lợn, 14 triệu con gia cầm, gần 6.000 con trâu, bò, lượng chất thải từ chăn nuôi hàng nghìn tấn/năm. Nguồn này được người dân tận dụng làm chất đốt, phân bón hữu cơ... Ngoài ra, còn một lượng lớn phế, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra từ quá trình trồng các loại cây màu, cây lương thực khác, từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trước đây, phần lớn phế, phụ phẩm trồng trọt được nông dân dùng làm thức ăn cho gia súc, chất đốt trong sinh hoạt hàng ngày... Tuy nhiên, những năm gần đây, người dân thường đốt rơm rạ, cày vùi lấp rơm rạ ngay trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường.
Cán bộ Viện Môi trường nông nghiệp giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất than sinh học bằng ống khói.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông đã tích cực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn tài nguyên tái tạo bằng việc triển khai các mô hình như: trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu (tận dụng rơm rạ sau thu hoạch), sản xuất nấm (sử dụng rơm), ủ chua rơm rạ làm thức ăn cho trâu, bò, giới thiệu, trình diễn máy thu gom rơm rạ... tuy nhiên, lượng phế, phụ phẩm nông nghiệp được xử lý, tái sử dụng còn hạn chế.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Việc tận dụng nguồn phế, phụ phẩm trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi góp phần trong giảm thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp tại khu vực nông thôn, góp phần đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tuy nhiên, việc xử lý phế, phụ phẩm còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó công nghệ xử lý, quy trình vận hành chưa được thực hiện đúng, thiếu các mô hình ứng dụng công nghệ cao, quy mô chưa phù hợp với đặc thù nông nghiệp, nông thôn, thiếu tổ chức liên kết, hợp tác để áp dụng đồng bộ các giải pháp từ thu gom, quản lý, xử lý và tiêu thụ sản phẩm sau xử lý.
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Viện Môi trường nông nghiệp tổ chức hội thảo tập huấn kỹ thuật sản xuất than sinh học từ phế, phụ phẩm trồng trọt nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường.
Tiến sĩ Bùi Thị Phương Loan, Viện Môi trường nông nghiệp cho biết: Than sinh học được ví như “vàng đen”, là loại than được sản xuất từ các nguồn sinh khối cây trồng hay rác thải hữu cơ thông qua quá trình nhiệt phân yếm khí mà cấu trúc tự nhiên của nó được duy trì và carbon vẫn còn trong than với hàm lượng cao. Than sinh học có thể tồn tại nhiều năm trong đất với cấu trúc tơi xốp nhờ đó giúp đất tăng sức trữ ẩm, giữ dinh dưỡng, cải thiện độ chua, cung cấp chất dinh dưỡng dễ tiêu. Tận dụng nguồn rơm rạ, trấu dồi dào sau thu hoạch, chế biến làm than sinh học không chỉ giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần không nhỏ trong việc giảm phát thải khí nhà kính bằng việc tiết kiệm phân bón.
Để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên hữu cơ, nhiều mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình sản xuất khép kín, phế, phụ phẩm được tái sử dụng trở thành nguyên liệu đầu vào của quy trình sản xuất khác đang được quan tâm mở rộng. Nông dân - chủ thể của quá trình sản xuất cần được tuyên truyền, tập huấn nhiều hơn nữa để hiểu tác dụng của phế, phụ phẩm nông nghiệp từ đó áp dụng khoa học công nghệ chế biến thành sản phẩm có ích, mang lại hiệu quả kinh tế.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Phấn đấu đến năm 2030 xây dựng được 3 – 5 thương hiệu gạo Thái Bình đạt thương hiệu quốc gia 29.12.2022 | 14:55 PM
- Thành phố: Tổng thu ngân sách đạt gần 3.200 tỷ đồng 23.12.2022 | 17:44 PM
- Ngành thuế triển khai nhiệm vụ năm 2023 15.12.2022 | 19:53 PM
- Tăng cường các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm 2022 19.10.2022 | 14:53 PM
- Nâng cao năng suất, giá trị trong chăn nuôi bò 19.10.2022 | 08:37 AM
- Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh thăm và làm việc tại Tập đoàn T&T 29.09.2022 | 21:38 PM
- Tập huấn đo lường cho các doanh nghiệp sản xuất hàng đóng gói 07.09.2022 | 15:00 PM
- Các địa phương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sản xuất vụ mùa 31.08.2022 | 19:47 PM
- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại bất thường so với cùng kỳ nhiều năm 29.08.2022 | 19:07 PM
- Các doanh nghiệp tỉnh nộp ngân sách nhà nước gần 4.700 tỷ đồng 17.08.2022 | 17:16 PM
Xem tin theo ngày
-
Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Công bố quyết định thành lập 3 chi bộ và trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2
- Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023
- Tưng bừng lễ hội bơi trải truyền thống ở Diêm Điền
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm và động viên các doanh nghiệp thi đua sản xuất, kinh doanh
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, chúc tết một số doanh nghiệp tại Thái Thụy
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, chúc tết một số doanh nghiệp tại Hưng Hà và thành phố Thái Bình
- Tập trung thi đua sản xuất, kinh doanh ngay từ những ngày đầu năm mới
- Gặp mặt các cơ quan báo chí, đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp xuân Quý Mão 2023