Nông dân xã Nam Bình: Thi đua phát triển kinh tế
Năm 2005, nhận thấy mô hình chăn nuôi truyền thống gặp nhiều khó khăn, anh Đoàn Văn Lượng, thôn Trung Kiên đã mạnh dạn chuyển sang đào ao, nuôi ba ba. Anh đầu tư hàng trăm triệu đồng mở rộng diện tích ao lên 1.200m2, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi ba ba giống và ba ba thương phẩm, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn con giống và trên 1 tấn ba ba thương phẩm, thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Anh Lượng cho biết: Thời gian đầu nuôi ba ba tôi gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn và kinh nghiệm. Song được sự hỗ trợ, tư vấn của Hội Nông dân xã, tôi được tiếp cận các nguồn vốn và tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật nên mô hình của tôi đã phát triển tốt. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất để tạo việc làm cho lao động địa phương.
Còn mô hình trồng hoa, cây cảnh của chị Trần Thị Yến, thôn Phú Cốc đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Chị Yến chia sẻ: Đây vốn là mảnh đất chiêm trũng, cấy lúa kém hiệu quả. Năm 2013, được Hội Nông dân xã tuyên truyền, vận động, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi 6 sào ruộng để trồng hoa, cây cảnh. Hiện tại vườn của gia đình tôi trồng trên 600 cây quất, đào, cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.
Bà Vũ Thị Hồng Điệp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Bình cho biết: Để thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông dân xã đã đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế; động viên, hướng dẫn nông dân chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, đầu tư vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, vươn lên làm giàu chính đáng.
Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, từ năm 2018 - 2022, Hội Nông dân xã Nam Bình phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 28 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 1.448 lượt cán bộ, hội viên; tín chấp với các tổ chức tín dụng cho hơn 1.800 lượt hộ vay vốn với tổng dư nợ trên 20 tỷ đồng. Đồng thời, Hội cung ứng hơn 130 tấn phân bón các loại cho hơn 400 gia đình hội viên. Từ đó, hội viên có thêm điều kiện để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Cũng trong 5 năm qua, toàn Hội có 4.720 lượt hội viên đăng ký thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Qua bình xét, có 3.516 lượt hội viên đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi. Từ phong trào đã có nhiều tập thể, cá nhân được nhận bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh.
Cùng với hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã Nam Bình đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, góp công, góp của làm đường giao thông nông thôn, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án trên địa bàn..., qua đó góp phần đưa Nam Bình trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Kiến Xương về đích nông thôn mới nâng cao (năm 2021).
Ông Đoàn Văn Cảnh, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nam Bình đánh giá: Hội Nông dân xã đã có nhiều giải pháp thực hiện tốt phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” cả về bề rộng và chiều sâu, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Nam Bình đạt 54 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hội viên nghèo toàn xã còn 1,9%; trên 93% gia đình hội viên nông dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội Nông dân xã Nam Bình tiếp tục tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các ngành nghề phụ và tham gia kinh doanh dịch vụ; hỗ trợ giống, vốn và mở các lớp tập huấn kỹ thuật tạo điều kiện cho nông dân mở rộng sản xuất để ngày càng có nhiều hơn nữa các mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, từ đó thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ngày càng phát triển.
Mô hình nuôi ba ba của gia đình anh Đoàn Văn Lượng, thôn Trung Kiên, xã Nam Bình (Kiến Xương) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguyễn Triệu
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025