Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ
Lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại khoảng 350 tỷ đồng
40 mẫu lúa của gia đình ông Vũ Tiến Thẩm, xã Đông Xuân (Đông Hưng) đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ bông bị mưa, lũ nhấn chìm trong nước. Đến ngày 15/9, mực nước trên đồng đã giảm đáng kể, tuy nhiên tại cánh đồng Cửa Chùa - vùng trũng của xã, nước vẫn còn ngập quá đòng. Ước tính khoảng 30% diện tích lúa mất trắng.
Ông Thẩm chia sẻ: Nhiều năm rồi tôi mới chứng kiến trận bão, lũ lớn như vậy. Thiên tai ập đến khi cây lúa đang ở giai đoạn mẫn cảm, biết là sẽ thiệt hại nhưng không nghĩ lại nặng nề vậy. Nhà tôi có 14 mẫu vùng cánh đồng Cửa Chùa. Do nằm ở vùng trũng, nước trên sông trục cao nên gần 1 tuần cây lúa ngập sâu trong nước, đòng lúa có dấu hiệu thối. “Còn nước còn tát”, ngay khi trời nắng tôi phun thuốc phòng, trừ sâu đục thân, bệnh đạo ôn cổ bông và một số bệnh hại khác theo khuyến cáo.
Đã 7 ngày ngập trong biển nước, mảnh ruộng 8 sào vùng cánh đồng Cửa Chùa của gia đình ông Vũ Văn Giang gần như thiệt hại hoàn toàn, lá lúa đã úa vàng, đòng cũng đang có dấu hiệu thối. Níu kéo hy vọng, ông Giang vẫn đi mua thuốc bảo vệ thực vật phun phòng sâu bệnh hại theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Ông cho biết: Vụ mùa năm nay với nông dân thật khó khăn, càng gieo cấy nhiều càng mất mát lớn. Đầu vụ mưa lớn, mảnh ruộng này tôi phải cấy lại 3 lần, giờ lúa chuẩn bị trỗ thì gặp mưa, úng. Tôi cố gắng chăm sóc, phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh, vớt vát được bông nào hay bông ấy.
Từ ngày 6 - 11/9, lượng mưa đo được trên địa bàn huyện Tiền Hải có nơi lên đến gần 600mm. Mưa lớn kèm nước lũ dâng cao, công tác tiêu thoát nước ở huyện cuối nguồn gặp nhiều khó khăn khiến hàng nghìn héc-ta lúa mùa bị ngập, trong đó khoảng 1.000ha lúa thiệt hại 70%.
Còn tại Quỳnh Phụ, thiên tai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Ông Đỗ Tiến Công, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Ước toàn huyện có khoảng 4.500ha lúa mùa thiệt hại năng suất từ 20 - 30%, 500ha thiệt hại trên 50%. Cây màu hè thu bị thiệt hại 1.500ha, trong đó 250ha ngô mất trắng. Huyện đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn người dân khắc phục hậu quả, đồng thời thống kê, rà soát diện tích bị thiệt hại chính xác để đề xuất hỗ trợ theo quy định hiện hành, giúp người dân kịp thời khôi phục sản xuất.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, toàn tỉnh có khoảng 11.000ha lúa mùa bị ảnh hưởng của bão số 3. Nhờ làm tốt công tác tiêu úng nên đến nay diện tích thiệt hại trên 30% giảm còn khoảng 6.000ha; 585ha rau màu chưa thu hoạch và mới trồng bị ảnh hưởng 30 - 70%, 2.760ha bị ảnh hưởng trên 70%; 1.215ha cây ăn quả bị ảnh hưởng 30 - 70%, 170ha bị ảnh hưởng trên 70%.
Tổng số gia cầm, thủy cầm bị chết gần 60.100 con, tổng số gia súc bị chết 146 con. Một số chuồng trại chăn nuôi bị tốc mái, đổ tường, rách vỡ bể biogas; một số lồng nuôi cá trên sông Hồng thuộc địa bàn huyện Hưng Hà bị lật và cuốn trôi (khoảng 60 tấn cá lăng, chép, diêu hồng, trắm...). Ước lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại khoảng 350 tỷ đồng.
Toàn tỉnh có khoảng 6.000ha lúa mùa thiệt hại trên 30% năng suất.
Chú ý chăm sóc, tăng diện tích cây ngắn ngày, cây vụ đông
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, lũ, khẩn trương khôi phục sản xuất, ngành nông nghiệp đã có văn bản hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất. Trong đó, huy động tối đa phương tiện để bơm cưỡng bức kết hợp tiêu nước nhanh khi triều xuống, ưu tiên bơm tiêu nhanh cho diện tích bị ngập đòng tại các huyện Kiến Xương, Tiền Hải, thành phố Thái Bình, các xã khu Nam của huyện Thái Thụy..., qua đó hạn chế tối đa hiện tượng thui đòng, lem lép hạt do đòng lúa bị ngập sâu trong nước. Với diện tích lúa đã trỗ bông bị đổ cần dựng, buộc, hạn chế việc bông lúa bị ngập lâu dẫn đến mọc mầm, thối; kiểm tra và phòng, trừ rầy, bệnh khô vằn khi có phát sinh trên đồng ruộng. Đối với trà lúa mùa chưa trỗ bông hoặc mới trỗ, lá lúa bị dập nát cần khẩn trương phun phòng bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, đồng thời không sử dụng các thuốc kích thích sinh trưởng, phân urê. Diện tích lúa trỗ bông muộn sau ngày 15/9 của các huyện phía Bắc và sau ngày 20/9 của các huyện phía Nam tiếp tục phải phòng, trừ sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa thấp tho trỗ. Những diện tích ngập lâu, thân lá úa vàng, đòng bị thối nhũn, rễ đen và thối, không thể phục hồi, ngay khi nước rút cần vệ sinh đồng ruộng, chủ động thay thế bằng cây rau màu thu đông như ngô, lạc, đậu, dưa bí... Đất khô cần cày bừa tạo sự thông thoáng, dùng vôi bột với lượng 20 - 25kg/sào rắc đều trên mặt ruộng trước khi gieo trồng để hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại.
Đối với cây rau màu cần khẩn trương rút nước, sau khi rút nước xong cần vệ sinh đồng ruộng xới xáo phá váng, vun gốc kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh hiện tượng bị ngẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân hoặc phân NPK để giúp bộ rễ nhanh hồi phục, kết hợp phun phòng bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh vi khuẩn... Những diện tích không có khả năng phục hồi chuẩn bị sẵn sàng hạt giống hoặc cây giống để gieo trồng khi thời tiết thuận lợi. Ngay khi ruộng cạn nước, nhanh chóng thu dọn tàn dư, vệ sinh đồng ruộng, tiến hành làm đất, xử lý đất bằng vôi bột hoặc chế phẩm vi sinh, sau 5 - 7 ngày mới bắt đầu gieo trồng lứa mới.
Đối với cây ăn quả, thu dọn sớm tàn dư cây bị hại do bão, đồng thời tiến hành tỉa cành chăm sóc kịp thời; vườn cây đang bị ngập úng cần được tháo nước ngay bơm hút nước, rút nước nhanh khỏi luống. Sau khi rút nước xong cần xới nhẹ phá váng giúp cho lớp đất mặt thông thoáng khắc phục tổn thương của rễ và tái sinh rễ mới ra nhanh; những vườn cây đang ở giai đoạn ra hoa, phát triển quả phun phân qua lá có chứa Fe, Ca... để tránh hiện tượng quả bị nứt và rụng, thường xuyên theo dõi và có biện pháp phòng, trừ sâu bệnh kịp thời.
Đến 7 giờ ngày 15/9, 19/23 trạm bơm hoạt động, khẩn trương tiêu rút nước nội đồng.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Tập trung thực hiện hiệu quả chương trình đèn điện “Thắp sáng đường quê” và tích tụ, tập trung đất đai 08.11.2023 | 20:14 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác thiết kế, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình
- Xây dựng báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm chất lượng
- Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Họp Thường trực HĐND tỉnh
- Tập trung tham mưu chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc
- Đổi mới phương pháp xây dựng văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Nắm chắc tình hình, kịp thời giải quyết vụ việc ngay từ cơ sở
- Khai giảng lớp cao cấp lý luận chính trị khóa 2024 - 2026