Ngành ngân hàng Thái Bình: Phát huy vai trò huyết mạch, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh
Ngay từ đầu năm, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, ngành ngân hàng Thái Bình đã có nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, kịp thời nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Cùng với việc tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, toàn ngành còn triển khai nhiều chương trình tín dụng trọng điểm như: Cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên với dư nợ đạt 1.725 tỷ đồng, chiếm 1,6%; cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn dư nợ đạt 36.800 tỷ đồng, tăng 8,7% so với thời điểm 31/12/2023, chiếm 36,2%; cho vay chương trình nước sạch nông thôn, dư nợ đạt gần 1.792 tỷ đồng; cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách với dư nợ cho vay đạt hơn 4.830 tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn...
Đồng hành, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung thực hiện trong thời gian qua. Năm 2024, cùng với nhiều địa phương trong cả nước, Thái Bình là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 3 và mưa lũ sau bão. Thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNN Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn để kịp thời có biện pháp hỗ trợ khách hàng và triển khai thực hiện chính sách khoanh nợ theo Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP cho khách hàng vay vốn; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo về việc tổ chức thực hiện các giải pháp của ngành ngân hàng góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 khôi phục và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Theo thống kê, toàn tỉnh có gần 1.300 khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3 với dư nợ bị thiệt hại trên 235 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/11/2024, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 351 khách hàng với dư nợ được cơ cấu 14,5 tỷ đồng, miễn giảm lãi vay cho hơn 320 khách hàng với dư nợ gần 565 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh lập hồ sơ đề nghị xem xét xử lý khoanh nợ cho 20 khách hàng với số tiền gần 730 triệu đồng, trong đó nợ gốc hơn 700 triệu đồng. Cùng với đó, các TCTD còn tích cực triển khai hỗ trợ lãi suất nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có gần 250 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ với tổng giá trị nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đạt hơn 450 tỷ đồng, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đạt gần 190 tỷ đồng.
Tiên phong trong chuyển đổi số
Năm 2024, ngành ngân hàng Thái Bình tiên phong trong công tác chuyển đổi số với các hoạt động thanh toán, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh. Năm 2024, tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng ước đạt 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2023, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 85% tổng doanh số thanh toán. Các TCTD đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện đại, thân thiện, tiện lợi như: QR code, thanh toán không tiếp xúc, internet banking, mobile banking, thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công... đáp ứng nhu cầu, mang lại trải nghiệm và lợi ích thiết thực cho khách hàng. Cùng với đó, hạ tầng thanh toán được các TCTD quan tâm đầu tư hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt. Đến cuối năm 2024, các TCTD trên địa bàn lắp đặt 215 máy ATM, 1.290 thiết bị chấp nhận thẻ POS; tăng 8 máy ATM, 57 máy POS so với năm 2023; phát hành hàng nghìn mã QR code, mở trên 1,8 triệu tài khoản, phát hành trên 2,4 triệu thẻ thanh toán các loại; thực hiện trả lương qua tài khoản cho 2.270 cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp với gần 200.000 lao động nhận lương qua tài khoản. Ngành ngân hàng Thái Bình đã nỗ lực rà soát, phân loại tài khoản; thu thập và đối chiếu thông tin sinh trắc học nhằm bảo vệ người dùng, nâng cao an ninh, bảo mật hệ thống. Đến ngày 30/11/2024, trên địa bàn tỉnh đã có gần 530.000 khách hàng cá nhân cài đặt sinh trắc học, đạt tỷ lệ 68%.
Mặc dù những kết quả đạt được là tích cực, tăng trưởng tín dụng toàn tỉnh đạt mức khá so với toàn quốc, song mức tăng trưởng tín dụng không đồng đều giữa các TCTD; nợ xấu có nguy cơ tăng; sự phát triển ngày càng cao của công nghệ đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn thanh toán ngân hàng do thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao ngày càng đa dạng, tinh vi... Chính vì thế, để tạo tiền đề bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, năm 2025, ngành ngân hàng Thái Bình tiếp tục bám sát định hướng, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trên cơ sở đó tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi đôn đốc và giám sát các TCTD trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, NHNN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; triển khai cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu; tăng cường quản lý hoạt động quỹ tín dụng nhân dân; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, bảo đảm an toàn công nghệ thông tin và hoạt động thanh toán. Các TCTD trên địa bàn tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối bảo đảm kinh doanh đạt hiệu quả; tăng cường huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế thông qua việc phát triển sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình huy động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; chú trọng thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; tăng cường đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ, trang bị hệ thống máy ATM, POS; áp dụng các giải pháp công nghệ thanh toán tiên tiến và các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin...
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025