Doanh nghiệp Tiền Hải: Ổn định sản xuất ngay từ đầu xuân
Sản xuất tại nhà máy sợi An Ninh.
Tại nhà máy sợi An Ninh (cụm công nghiệp An Ninh) từ ngày 6 tháng Giêng, 100% người lao động đã trở lại làm việc. Sau khi gặp mặt đầu năm, các dây chuyền sản xuất đã hoạt động bình thường để kịp cho các đơn hàng đã ký kết.
Chị Nguyễn Thị Mai, công nhân nhà máy sợi An Ninh cho biết: Do chế độ lương, thưởng tết bảo đảm nên người lao động yên tâm, gắn bó với nhà máy. Sau những ngày vui tết, chúng tôi quay lại làm việc với sự phấn khởi, hăng hái thi đua lao động sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Năm 2024, tuy tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn song nhà máy sợi An Ninh đã đạt được kết quả tích cực với sản lượng hơn 6.000 tấn sợi; tạo việc làm cho 200 lao động với thu nhập bình quân 8,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, nhà máy đã tổ chức được nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, đó chính là động lực để người lao động gắn bó, yên tâm cống hiến cho doanh nghiệp.
Theo ông Hà Minh Hùng, Quản đốc nhà máy sợi An Ninh: Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, nhà máy đã chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để công nhân hoàn thành công việc ngay từ những ngày đầu xuân. Trong năm nay, chúng tôi phấn đấu duy trì đạt sản lượng tối đa theo công suất của nhà máy, đồng thời tiết giảm các chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để bảo đảm hoàn thành kế hoạch trên, ngay từ đầu xuân nhà máy đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất; vận hành ổn định 100% hệ thống dây chuyền máy móc.
Không riêng nhà máy sợi An Ninh, rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải bắt đầu mở cửa, đón người lao động trở lại làm việc từ ngày 6 tháng Giêng. Do các doanh nghiệp đều có chế độ lương, thưởng tết bảo đảm nên tỷ lệ lao động trở lại làm việc, gắn bó với các doanh nghiệp khá đông đủ.
Ông Phạm Bách Tùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thương Thiên Hoàng chia sẻ: Năm 2024, chúng tôi đã đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc và nghiên cứu tạo ra dòng sản phẩm gạch ceramic có độ mỏng, nhẹ, chất lượng cao hơn so với trước và so với các sản phẩm trên thị trường đã giúp sản phẩm gạch men của Mikado có sức cạnh tranh tốt khi thâm nhập thị trường quốc tế. Nhờ vậy, Mikado có sự bứt phá xuất khẩu với kim ngạch đạt hơn 30 triệu USD trong năm 2024. Để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm 2025, chúng tôi huy động mọi nguồn lực và thi đua đẩy mạnh sản xuất ngay từ những tháng đầu năm, trong đó tập trung cho xuất khẩu với các thị trường chủ lực như châu Âu, châu Mỹ, châu Á.
Hiện nay, huyện Tiền Hải có 3 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.000ha, thu hút nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Toàn huyện có gần 500 doanh nghiệp và hơn 11.500 cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động với mức lương bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2024, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ước đạt hơn 15.781 tỷ đồng, tăng hơn 9,6% so với năm 2023.
Theo ông Bùi Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện: Năm 2025, huyện phấn đấu mức tăng trưởng ngành công nghiệp đạt từ 23% trở lên so với năm 2024. Để đạt mục tiêu đó, ngay từ đầu năm, huyện có nhiều giải pháp thiết thực phát triển công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Ngay sau kỳ nghỉ tết, huyện đã tổ chức đi thăm, động viên các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn, trong đó đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục duy trì hiệu quả sản xuất, tăng doanh thu, bảo đảm việc làm ổn định, thu nhập, đời sống cho người lao động. Huyện sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất các thủ tục pháp lý tạo hành lang để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuận lợi nhất. Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; tăng cường phối hợp, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm về công nghiệp để sớm đi vào hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng lực sản xuất công nghiệp; tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm; có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong tuyển dụng lao động.
Công nhân Công ty Cổ phần đầu tư ADP (cụm công nghiệp An Ninh) trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán.
Trần Tuấn
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình - phá thế ốc đảo, tạo liên kết vùng, đột phá phát triển kinh tế - xã hội 21.03.2025 | 08:38 AM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt hơn nữa để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
- Biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề
- Biểu dương 25 tập thể, 13 cá nhân điển hình tiên tiến khu vực kinh tế tập thể
- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm
- Quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2025
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
- Khởi công dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình
- Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong