Thứ 6, 24/01/2025, 08:51[GMT+7]

Thái Bình chịu ảnh hưởng trực tiếp bão số 14

Chủ nhật, 10/11/2013 | 11:42:22
2,206 lượt xem
Thái Bình sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 14. Từ chiều tối và đêm 10/11, gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12, độ cao sóng biển từ 3 – 5m. Chiều nay đến 12/11 có mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, lượng mưa tại Thái Bình dao dộng từ 200 – 300 mm; vùng ven biển có nước dâng kết hợp thuỷ triều cao 2-3 m.

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 14 tại phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình. Ảnh: Phan Lợi

Theo tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, vào hồi 10 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão số 14 ở vào khoảng 17 độ Vĩ Bắc, 109,7 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16. Trong khoảng 24 giờ tới, bão sẽ di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng giữa Bắc Tây Bắc, Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km.

 

Như vậy, Thái Bình sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 14. Từ chiều tối và đêm 10/11, gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12, độ cao sóng biển từ 3 – 5m. Chiều nay đến 12/11 có mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, lượng mưa tại Thái Bình dao dộng từ 200 – 300 mm; vùng ven biển có nước dâng kết hợp thuỷ triều cao 2-3 m. Trước diễn biến phức tạp của bão số 14 (HAIYAN), sáng 10/11 Ban chỉ huy PCLB tỉnh đã tổ chức cuộc họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó.

         

Tại buổi làm việc với Ban chỉ huy PCLB tỉnh chiều ngày 10/11, đồng chí Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, Thái Bình là một trong những tỉnh bão số 14 sẽ đổ bộ trực tiếp vào. Đến 16 giờ ngày 10/11, toàn tỉnh đã có mưa to, gió bắt đầu mạnh dần. Để ứng phó có hiệu quả với bão số 14, phấn đấu giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, Ban chỉ huy PCLB tỉnh đã có Công điện khẩn số 23/CĐ/CLB ngày 8/11, Điện khẩn số 24/CĐ/CLB ngày 9/11, sáng nay (10/11) có tiếp Điện khẩn số 25/ĐK/CLB.

 

Theo đó, Ban chỉ huy PCLB các cấp, ngành đã nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi từ trưa ngày 9/11; đồng thời tìm mọi biện pháp thông báo, kêu gọi toàn bộ tàu, thuyền đang hoạt động trên biển vào bờ; bố trí, sắp xếp tàu, thuyền tại khu neo đậu để tránh va đập và không để người ở lại trên các tàu, thuyền tại nơi neo đậu. Tổ chức di chuyển toàn bộ số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy - hải sản ngoài đê chính, ngư dân trên các tàu, thuyền đã vào khu neo đậu đến nơi an toàn, hoàn thành trước 15 giờ ngày 10/11. Kiểm tra và triển khai các phương án PCLB, bảo vệ an toàn các trọng điểm đê xung yếu; duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu…

         

5 giờ sáng ngày 10/11, số phương tiện đang hoạt động trên biển là 68, với 303 lao động; trong đó 51 phương tiện với 636 lao động đang hoạt động tại khu vực ven biển Thái Bình, 8 phương tiện với 58 lao động đang hoạt động tại Hải Phòng và 9 phương tiện với 72 lao động hoạt động tại Quảng Ninh. Đến 15 giờ ngày 10/11, 100% tàu, thuyền (1.202 phương tiện, với 3.461 lao động) đã vào nơi neo đậu an toàn. Ngoài ra, 6.334 khẩu sinh sống ngoài đê chính đang được các lực lượng chức năng di dời vào nơi tránh trú an toàn, phấn đấu xong trước 17 giờ ngày 10/11.

 

Cùng với việc neo đậu tàu, thuyền, di dời dân, ban chỉ huy PCLB các huyện, thành phố đang tiếp tục rà soát toàn bộ hệ thống đê sông, đê cửa sông, đê biển, nếu thấy công trình nào không bảo đảm an toàn thì huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để tu bổ, củng cố xong trước khi bão đổ bộ vào. Ngoài ra, còn tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, cắt tỉa cây lớn…bảo đảm an toàn trong bão.

                                           Nguyên Bình

 

 

 

  • Từ khóa